Từ xe Trung Quốc đến xe 'made in Vietnam' (Kỳ 2): Sau cú đâm nghiền nát lái xe - 'made in China' lại gây sửng sốt

Minh Đức |

Nhưng lần này, sự sửng sốt không còn đi kèm với cái lắc đầu ngán ngẩm, thay vào đó các ông lớn châu Âu và Mỹ không thể không kiềng nể và dè chừng trước sự lột xác của ô tô Trung Quốc.

Đã hơn 130 năm trôi qua, tính từ chiếc xe hơi đầu tiên do kỹ sư người Đức Karl Benz sáng chế ra, ngày nay để sản xuất ra được một chiếc ô tô vẫn là một kỳ tích. Chiếc ô tô hiện đại là kết quả của việc lắp ráp khoảng 30.000 chi tiết vào với nhau, chưa kể tới mỗi chi tiết có một quy chuẩn riêng đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn, kỹ thuật v.v. Sản xuất ra đã khó, đưa chiếc xe đó ra nước ngoài còn khó hơn nhiều phần.

Ngành ô tô Việt Nam đã phá dớp "con số 0 tròn trĩnh" về khả năng tự sản xuất, với sự xuất hiện của Vinfast. Không chỉ tự sản xuất được xe "made in Vietnam", mà ngay năm sau Vinfast sẽ đặt chân đến Mỹ. Các tạp chí tài chính quốc tế thậm chí còn định giá Vinfast nếu IPO thành công lên đến hơn 50 tỉ USD...

Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất ô tô từ những năm 1930, qua vô vàn khó khăn nay cũng đã trở thành một quốc gia lớn mạnh trong ngành này. Thế nhưng, những ngày đầu chiếc xe "made in China" tới châu Âu, họ thất bại thảm hại. Trong 10 năm, Trung Quốc dần thay đổi, lột xác, và hiện đã tích lũy khoảng 460 triệu xe bán vào EU...

Mời độc giả cùng điểm qua hai câu chuyện về xe "made in China" vào châu Âu và "made in Vietnam" vào Mỹ.

* Đọc lại Kỳ 1: Từ xe Trung Quốc đến xe 'made in Vietnam' (Kỳ 1): Cú ra tay mang tên 'made in China' - thế giới sửng sốt!

Cú lột xác của ô tô "made in China" khiến 
châu Âu giương cờ trắng

Châu Âu là một thị trường màu mỡ. Đời sống cao, thu nhập của người dân cao cho nên việc bán ô tô tại thị trường này có vẻ sẽ là một việc thuận lợi. 

Đó là về mặt lý thuyết. Còn thực tế thì bất kỳ thị trường nào cũng đều có những quy chuẩn nhất định về kỹ thuật hay an toàn. Trước khi một hãng xe được phép bán tại thị trường đó thì họ sẽ phải tuân thủ các quy định của quốc gia hoặc khu vực này. Và tiêu chuẩn của châu Âu thì rất cao. 

Từ xe Trung Quốc đến xe made in Vietnam (Kỳ 2): Sau cú đâm nghiền nát lái xe - made in China lại gây sửng sốt - Ảnh 2.

Volkswagen Golf – một trong những mẫu xe bán chạy nhất tại châu Âu trong năm 2020.

Là một trong những bước cần thiết để gia nhập "chợ" châu Âu, các hãng xe Trung Quốc phải vượt qua một số bài thử nghiệm, trong đó có đâm va thử - Crash Test.

Vào năm 2005, Jiangling với mẫu SUV của mình là Landwind X6 tham gia đâm va thử theo tiêu chuẩn Euro-NCAP. Kết quả bài kiểm tra độ an toàn của khoang hành khách của chiếc xe này tại ADAC Đức là 0/5 sao. Bẹp dúm! 

(Jiangling chính là hãng với mẫu Landwind X7 tạo ra cú nhân bản khiến thế giới sửng sốt mà chúng tôi đã đề cập ở bài viết trước - bấm xem chi tiết nếu bạn chưa đọc).

Từ xe Trung Quốc đến xe made in Vietnam (Kỳ 2): Sau cú đâm nghiền nát lái xe - made in China lại gây sửng sốt - Ảnh 3.

Chiếc Jiangling Landwind X6 trong bài kiểm tra đâm va thử tại ADAC Đức năm 2005: 0/5 sao về an toàn!

Hai năm sau, một hãng xe Trung Quốc khác là Brilliance mang xe của mình tới thử trong tham vọng bước chân vào thị trường châu Âu. Brilliance mang mẫu BS6 tới ADAC Đức để kiểm tra theo tiêu chuẩn EURO-NCAP, với hy vọng vượt qua "nỗi ê chề" của Jiangling Landwind X6. 

Cần biết, "Brilliance" dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "tài giỏi, lỗi lạc"!

Từ xe Trung Quốc đến xe made in Vietnam (Kỳ 2): Sau cú đâm nghiền nát lái xe - made in China lại gây sửng sốt - Ảnh 4.

Brilliance BS6 trong cuộc đâm va thử năm 2005: 1/5 sao về an toàn!

Tiếc là, kết quả lần này chỉ đủ để xe "made in China" tự an ủi: Brilliance BS6 đạt 1/5 sao tiêu chuẩn an toàn. Cũng bẹp dúm!

Trong cả hai cuộc kiểm tra của cả hai mẫu xe nêu trên, chỉ cần nhìn thoáng qua ta cũng có thể thấy rằng trong thử thách đâm trực diện như thế này, phần khoang hành khách đã hoàn toàn thất bại trong việc bảo vệ chủ nhân của mình - chủ nhân bị nghiền nát.

Hẳn nhiên những mẫu xe này không qua được vòng gửi xe ở châu Âu rồi. 

Từ xe Trung Quốc đến xe made in Vietnam (Kỳ 2): Sau cú đâm nghiền nát lái xe - made in China lại gây sửng sốt - Ảnh 5.

Chiếc Brilliance BS6

Nhưng cũng đã hơn một thập kỷ trôi qua, người Trung Quốc biết họ cần làm gì, thậm chí lột xác cực kỳ nhanh. Những cải thiện đáng kể về chất lượng, độ bền bỉ và tính an toàn của ngành ô tô đã được nâng cấp "thần tốc" - tựa như cái cách mà lĩnh vực chinh phục vũ trụ của Trung Quốc đang băng băng vượt qua cả thế giới để tiết sát lưng Mỹ. 

Kết quả là đến năm 2018, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô châu Âu ACEA công bố một con số đáng kinh ngạc. Dù đã trải qua liên tiếp các thất bại như trên, nhưng Trung Quốc vẫn xuất khẩu vào châu Âu tới gần 320.000 xe (bao gồm xe do các hãng nước ngoài sản xuất tại Trung Quốc lẫn xe do thương hiệu Trung Quốc sản xuất). Tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 460 triệu euro.

Điều này có được chỉ có thể là nhờ các công ty Trung Quốc đã thực sự nỗ lực "bằng mọi giá", miệt mà và âm thầm nâng tầm sản phẩm của họ, với mục tiêu cuối cùng là thắng được bộ tiêu chuẩn của châu Âu. 

Các công ty Trung Quốc đã mạnh tay chi tiền mua lại các công ty ô tô châu Âu. Đó là việc SAIC mua lại hãng xe Anh Quốc MG Rover (thực tế thì rắc rối hơn rất nhiều khi SAIC đã phải "cạnh tranh" với Nanjing Automobile do một bên có bản quyền sở hữu trí tuệ, một bên chỉ mua lại phần cứng sản xuất xe). Đó là việc ông lớn Geely mua lại Volvo và cả Lotus. Chưa kể tới việc vào năm 2018, nhà sáng lập của Geely là Li Shufu đã mua lại 9,69% cổ phần của Daimler - công ty mẹ của Mercedes. 

Việc mua lại các hãng xe châu Âu này giúp Trung Quốc tiếp cận được các bí mật công nghệ mà các hãng xe này có để đáp ứng các tiêu chuẩn cao và khó. Một điển hình là mẫu xe Haima S5 đã đạt 5/5 sao khi tham gia bài thử đâm va theo tiêu chuẩn C-NCAP.

Từ xe Trung Quốc đến xe made in Vietnam (Kỳ 2): Sau cú đâm nghiền nát lái xe - made in China lại gây sửng sốt - Ảnh 6.

Chiếc xe Haima S5 đời 2014 đạt 5/5 sao theo chuẩn C-NCAP.

C-NCAP là hệ thống đánh giá an toàn dựa trên tiêu chuẩn của EURO-NCAP do Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ ô tô Trung Quốc (Chinese Automotive Technology and Research Center) thực hiện. 

Trên thực tế, bài thử C-NCAP còn có phần khắc nghiệt hơn EURO-NCAP khi các xe tham gia đâm va trực diện phải thử ở vận tốc 64km/h thay vì 56km/h. Việc các mẫu xe Trung Quốc dần đạt được điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra cho thấy rằng các hãng đã đầu tư nhiều hơn và nghiêm túc, để biến thị trường châu Âu thực sự trở thành "miếng bánh béo bở"... 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại