Từ vụ xả súng tại New Zealand: Có những người bẩm sinh đã là kẻ sát nhân dưới góc nhìn khoa học

J.D |

Tại sao có những kẻ sẵn sàng làm chuyện nhẫn tâm như xả súng vào người vô tội?

Hôm nay (15/3) thực sự là một ngày tăm tối đối với người New Zealand. Vào lúc 13h30 theo giờ địa phương, một gã đàn ông đã cầm súng tiến vào nhà thờ Hồi giáo Al Noor khi người dân vừa bắt đầu hành lễ được 10 phút , rồi xả hàng chục phát đạn vào dân thường.

Gã vừa bắn, vừa phát livestream lại toàn bộ sự việc. Và cùng lúc đó, một vụ xả súng khác cũng diễn ra tại thánh đường Linwood Masjid thuộc khu vực lân cận.

Nguyên nhân vẫn đang được làm rõ, nhưng chỉ cần hiện trường đẫm máu tại cả 2 nhà thờ là quá đủ để khiến dư luận thế giới phải rùng mình phẫn nộ. Tại sao trong xã hội đề cao công lý và các tiêu chuẩn về đạo đức, lại có những con người sẵn sàng hành động nhẫn tâm như vậy? 

Hãy xem, khoa học nói gì về điều này.

Dường như có những người sinh ra đã có xu hướng sát thủ

Việc tìm hiểu động lực của những kẻ giết người hàng loạt đã luôn là một câu hỏi đã gây đau đầu cho các nhà khoa học. Trải qua vài thập kỷ, giới chuyên gia bắt đầu xây dựng một bức tranh tâm lý rõ ràng hơn đằng sau những vụ án gây chấn động xã hội.

Năm 2016, đã có một nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay, sử dụng dữ liệu trong thư viện khoa học thần kinh về vấn đề này. Và những gì họ tìm ra là có một cấu trúc khá tương đồng trong bộ não của những kẻ sát nhân hàng loạt. Nghiêm trọng hơn, có khoảng 50% sự tương đồng ấy là do gene, từ đó đặt ra một giả thuyết: phải chăng có những kẻ sinh ra đã là sát nhân?

Từ vụ xả súng tại New Zealand: Có những người bẩm sinh đã là kẻ sát nhân dưới góc nhìn khoa học - Ảnh 1.
Từ vụ xả súng tại New Zealand: Có những người bẩm sinh đã là kẻ sát nhân dưới góc nhìn khoa học - Ảnh 2.

James Eagan Holmes (trái) là kẻ đã giết 24 người trong một vụ xả súng hàng loạt vào năm 2012. Bên phải là Dylan Roof, nghi phạm trong vụ xả súng hàng loạt tại nhà thờ Charleston năm 2015

Một trong số những điểm bất thường này là CDH13 (cadherin 13) - một gene chịu trách nhiệm cho hoạt động kết nối thần kinh, và dường như có liên quan đến những hành vi mang tính chất bạo lực.

Theo Lois Parshely - tác giả nghiên cứu, thì các khảo sát trước kia từng cho rằng một số gene có liên quan đến các hành vi bạo lực, như MAOA (monoamine oxidase A) - loại gene khiến não bộ sản sinh ít dopamine hơn. Còn với nghiên cứu của Parshely, một thủ phạm khác trong câu chuyện này chính là CDH3.

Để chứng minh, Parshley đã hợp tác cùng Ken Kiehl - một chuyên gia tâm lý đã phỏng vấn và quét não bộ hàng loạt tội phạm giết người trong vài thập kỷ qua. Kiehl làm việc trong Trại phục hồi nhân phẩm Tây New Mexico - nơi hiện đang giam giữ gần 500 tù nhân. 

Trong cả sự nghiệp của mình, Kiehl đã thu thập dữ liệu từ hơn 4000 tội phạm tại 8 nhà tù khác nhau - khối dữ liệu được xem là lớn nhất ở lĩnh vực này trên thế giới.

Các nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt với thế giới của kẻ giết người

Trong quá trình tìm hiểu, Kiehl phát hiện ra rằng não bộ của những kẻ sát nhân tâm thần có ít chất xám hơn, và vùng hạch hạnh nhân (amygdalas) cũng nhỏ hơn.

Cụ thể thì vào năm 2012, Kiehl đã thực hiện nghiên cứu trên 96 tù nhân chuẩn bị mãn hạn tù. Ông quét não của họ bằng phương pháp cộng hưởng từ (fMRI), trong lúc những người này phải thực hiện một thử nghiệm trên máy tính, yêu cầu phải đưa ra những quyết định phản ứng nhanh. Kiehl tập trung vào khu vực vỏ não trước (ACC) - nơi điều hành khả năng vận động của con người.

Từ vụ xả súng tại New Zealand: Có những người bẩm sinh đã là kẻ sát nhân dưới góc nhìn khoa học - Ảnh 3.

Sau thí nghiệm, Kiehl đã theo dõi các ứng viên trong vòng 4 năm kế tiếp. Ông nhận ra rằng những người sở hữu mức hoạt động ACC thấp cũng đồng thời có tỷ lệ tái phạm sau khi ra tù cao hơn đến 2,6 lần. Và nếu chỉ xét các hành vi phạm tội không bạo lực, con số còn lên đến 4,3 lần.

Dù Kiehl khi đó thừa nhận rằng mức hoạt động tại vùng ACC thấp có thể đến từ nhiều lý do, như sức khỏe tim mạch, cafeine... và không phải tất cả đều liên quan đến những hành vi phạm pháp. Nhưng ông không phải là người duy nhất tin rằng có những kẻ sinh ra đã mang máu sát nhân trong người.

Tiến sĩ Helen Morrison - một chuyên gia tâm lý tại Chicago cũng đã thực hiện nghiên cứu trên 135 kẻ giết người hàng loạt. Cô tin rằng rất nhiều trường hợp, nhiễm sắc thể (NST) của tội phạm có xảy ra bất thường, khiến bộ ADN của họ có thêm 1 NST thừa. Như trường hợp của Bobby Joe Long - tử tù tại Frorida với tội danh giết người và cưỡng hiếp 10 phụ nữ tại vịnh Tamba - hắn có thừa một NST X.

Morrison cho biết, NST dư thừa này đã làm nồng độ oestrogen (hormone sinh dục nữ) trong tên này tăng cao, khiến hắn dễ xấu hổ, cáu bẳn. Vào tuổi dậy thì, ngực của hắn lớn như phụ nữ và tạo ra tâm lý không tốt.

Tương tự với Richard Speck. Tên này bị bắt vì tội bắt giữ người trái phép, tra tấn, cưỡng hiếp và sát hại 8 sinh viên tại Chicago. Bộ NST của gã có thừa 1 NST Y.

Morrison cũng cho biết những tên giết người hàng loạt thường bộc lộ xu hướng tách biệt với thế giới và xã hội xung quanh từ khi còn nhỏ. Điều này khiến họ trở nên kém đồng cảm và không còn chút xót thương với các nạn nhân.

Từ vụ xả súng tại New Zealand: Có những người bẩm sinh đã là kẻ sát nhân dưới góc nhìn khoa học - Ảnh 4.
Từ vụ xả súng tại New Zealand: Có những người bẩm sinh đã là kẻ sát nhân dưới góc nhìn khoa học - Ảnh 5.

David Berkowitz (trái) là một tên sát nhân hàng loạt. Bobby Joe Long (phải) thì đã giết đến 10 phụ nữ, và NST của hăn có thừa một NST X

Nghiên cứu của giáo sư Jim Fallon từ ĐH California, Irvine cũng theo dõi não bộ của những kẻ sát nhân tâm thần. Theo đó, phần vỏ não hoạt động kém dường có liên quan đến những hành vi bạo lực và tâm trạng kích động của họ. Và theo Fallon, có vẻ như một số người sinh ra đã mang bộ não với xu hướng bạo lực cao hơn người bình thường.

Đáng chú ý, khi Fallon thử quét não của chính mình, ông cũng nhận ra phần vỏ não hoạt động kém hiệu quả này, trong khi con trai ông thì bình thường. Để tìm ra nguyên nhân, ông đã thử quét não bộ của cả gia đình mình và so sánh. Và ông xác định được gene MAO-A chúng ta đã nhắc ở trên là thủ phạm chịu trách nhiệm cho câu chuyện này. 

Nhưng không phải ai sinh ra với những gene này cũng trở thành sát thủ

Theo Morrison, gene và di truyền học chỉ là một phần của câu chuyện. Ông cho rằng những trải nghiệm xấu của tuổi thơ sẽ khiến các gene này bị kích hoạt, và từ đó một tên sát thủ tiềm năng sẽ ra đời. 

"Tôi sở hữu gene mang tiềm năng trở thành kẻ tâm thần, nhưng thay vào đó lại trở thành một giáo sư lương thiện? Vấn đề là còn nhiều yếu tố khác để khiến rủi ro tăng lên, chứ không chỉ nằm ở di truyền." - giáo sư Fallon chia sẻ.

Fallon cho rằng nghiên cứu của ông sẽ tạo nền móng giúp cho việc xác định và bắt giữ những kẻ sát nhân hàng loạt trong tương lai trở nên dễ dàng hơn. Parshley thì không đưa ra kết luận, mà chỉ nêu rằng đây là một vấn đề còn gây ra tranh cãi.

"Gene có thể tác động đến hành vi, nhưng đó không phải là tất cả." - Fallon chia sẻ.

Tham khảo: Science Alert, The Guardian, Popular Science

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại