Có được ủy quyền kiện đòi quyền thăm nuôi con?

Tôi và chồng (thực chất chúng tôi chưa đăng ký kết hôn và thời gian sống với nhau chỉ tính bằng ngày), nhưng đã có với nhau một cháu trai gần 5 tuổi.

Khi tôi sinh cháu, để làm khai sinh cho con, chúng tôi có ra phường xin một bản xác nhận anh ấy là chồng, là cha đứa bé và được chính quyền chứng thực, xác nhận. Anh ấy đang ở nước ngoài.

Do bố mẹ chồng không bằng lòng và công nhận tôi là con dâu nên giữa tôi và gia đình nhà chồng có sự xa cách. Tôi cũng không thích cách dạy dỗ từ phía bố mẹ chồng nên cháu bé cũng xa dần với ông bà nội. Nay ông bà nói với con trai (chồng tôi) làm ủy quyền để kiện tôi ra tòa vì không cho thăm nuôi cháu và có ý định dành quyền nuôi. Hiện, cháu bé là chỗ dựa duy nhất của tôi về tinh thần.

Xin hỏi, ủy quyền đó có hợp pháp không? Tôi có bị tước quyền nuôi con không? Trường hợp muốn xử ly hôn thì giải quyết ra sao? (Lê Hồng Minh, Thái Nguyên)

Trả lời:

Ở trường hợp này, thứ nhất là anh, chị không đăng kí kết hôn theo những trình tự, thủ tục quy định tại Điều 11 và Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2000, vì vậy pháp luật không công nhận anh chị là vợ chồng.

Thứ hai, việc anh chị sống với nhau như vợ chồng không được pháp luật công nhận hôn nhân hợp pháp nhưng khi có yêu cầu ly hôn thì giải quyết như sau: Tòa sẽ thụ lý yêu cầu ly hôn và tuyên bố anh chị không phải là vợ chồng.

Còn việc phân chia con cái và tài sản vẫn tuân thủ khoản 2, khoản 3 Điều 17 Luật HN&GĐ, nghĩa là: Cả hai bên có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.Vấn đề chia tài sản được giải quyết theo nguyên tắc: Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

Việc chồng chị ủy quyền cho bố mẹ đẻ ở Việt Nam kiện chị ra Tòa án để đòi phân chia quyền chăm, nuôi con là không hợp pháp, sẽ không được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại