Từ tranh cãi họ tên Vỏ Thị Mỷ Hạnh, muốn thay đổi phải làm sao?

Luật sư Lưu Tấn Anh Toàn (Giám đốc Công ty Luật Lưu Vũ) |

Từ vụ tranh cãi họ tên Vỏ Thị Mỷ Hạnh, việc thay đổi lại họ do sai sót của cán bộ xã là điều cần thiết để tránh rắc rối về sau, vậy thủ tục giải quyết như thế nào?

Sau khi Công an TP HCM công bố thông tin bị can Vỏ Thị Mỷ Hạnh (SN 1987) bị tam giam về hành vi "Môi giới mại dâm", qua các phương tiện truyền thông, được biết tại xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long có hàng trăm người mang họ "Đổ", "Nguyển", "Vỏ" và rất khổ sở khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Việc bỗng dưng bị đổi họ "Đỗ", "Nguyễn" và Võ" thành "Đổ", "Nguyển", "Vỏ" chỉ là do lỗi của cán bộ xã. Rất nhiều người thắc mắc trong trường hợp nếu muốn thay đổi họ tên thì phải làm sao? Thủ tục có rườm rà hay không?

Trường hợp cần thay đổi

Khoản 1 Điều 7 ​Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

Từ tranh cãi họ tên Vỏ Thị Mỷ Hạnh, muốn thay đổi phải làm sao? - Ảnh 1.

Bị can Vỏ Thị Mỷ Hạnh

Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền thay đổi tên, trong đó, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

- Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.

- Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt.

- Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con.

- Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.

- Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi.

- Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính.

- Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Do đó, nếu trường hợp chỉ vì tên xấu, bản thân không thích thì không được quyền thay đổi tên. Tuy nhiên, nếu tên xấu đó ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của của người đó thì tên xấu có thể được đổi sang tên khác. Trong trường hợp này, người yêu cầu đổi tên phải cung cấp giấy tờ làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Hồ sơ làm thủ tục đổi tên, họ khai sinh

Theo quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BTP thì bộ hồ sơ để thay đổi tên gồm có:

* Tờ khai đăng ký cải chính hộ tịch.

* Giấy khai sinh (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ hoặc bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).

* Các giấy tờ khác (nếu cần) như: Sổ hộ khẩu gia đình hoặc thẻ CCCD gắn chip (thẻ căn cước công dân),...

* Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.

Thời hạn giải quyết: 3 ngày làm việc

Về thẩm quyền, theo quy định tại Điều 27 và Điều 46 Luật Hộ tịch, UBND cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi tên cho người chưa đủ 14 tuổi; UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi tên cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại