Ngày xưa, người giàu nhất Babylon được gọi là "Akkad". Rất nhiều người ngưỡng mộ sự giàu có của anh nên đã nhờ anh tư vấn cách làm giàu. Akkad nói rằng cách làm giàu của anh rất đơn giản, chỉ cần tuân theo một vài nguyên tắc anh đã học được từ rất lâu.
Akkad từng làm công việc chạm khắc gạch gốm. Một ngày nọ, doanh nhân giàu có Algamish đặt anh làm một mảnh gốm khắc luật bằng gạch.
Akkad liền nói:
"Tôi sẵn sàng thức khuya để khắc và tôi có thể đưa nó cho anh vào lúc bình minh. Nhưng anh phải nói cho tôi biết điều khoản quản lý tài chính."
Algamish đồng ý với điều kiện này nên đến rạng sáng, Akkad đã hoàn thành việc khắc gạch gốm. Algamish đã thực hiện lời hứa của mình, Algamish nói với Akkad 3 điều về "con đường giàu có":
Nhất định phải tiết kiệm
"Ngay cả khi anh chỉ gửi một phần mười số tiền mỗi tháng, theo thời gian, vẫn có thể tích lũy thành một tài sản đáng kể. Tóm lại, một phần số tiền anh kiếm được phải được tiết kiệm . Sự giàu có giống như một cái cây, nó mọc lên từ một hạt nhỏ. Số tiền đầu tiên anh tiết kiệm được chính là hạt giống để sự giàu có của anh lớn lên. Dù kiếm được ít đến mức nào thì phải tiết kiệm một phần mười ".
Một năm sau, khi Algamish trở lại, ông ấy hỏi Akkad rằng liệu Akkad có làm như những gì ông nói không, Akkad trả lời một cách tự hào, anh ấy đã làm đúng những gì Algamish đã làm.
Algamish hỏi:
"Vậy anh sử dụng số tiền tiết kiệm được như thế nào?"
Akkad nói:
"Tôi đã đưa nó cho người thợ nề Aluma vì anh ta sẽ đi xa để mua lại những món trang sức quý hiếm từ Phillies. Khi anh ta quay lại, chúng tôi sẽ bán những món trang sức này với giá cao và sau đó chia đều số tiền."
Đừng hợp tác kinh doanh với những người ngoài nghề!
Algamish mắng mỏ và nói:
"Chỉ có kẻ ngốc mới làm điều này. Tại sao anh lại tin tưởng một người thợ nề để mua đồ trang sức? Tiền tiết kiệm của bạn sớm đã cạn sạch rồi! Này chàng thanh niên, anh đã khiến của cải của mình đến cả gốc cũng hết sạch rồi. Lần tới khi mua đồ trang sức, anh nên hỏi ý kiến một thợ kim hoàn, mua len hãy hỏi ý kiến một người buôn len. Đừng làm ăn với người ngoài nghề!"
Như Algamish đã nói, Aruma - người thợ nề, đã bị lừa bởi Phillies, thứ mà anh ta mua lại là thủy tinh vô giá trị, chỉ là một thứ giống như đồ trang sức. Vì vậy, Akkad một lần nữa hạ quyết tâm tiết kiệm 1/10 số tiền mình kiếm được.
Phải tìm cách để "tiền đẻ ra tiền"
Khi Algamish trở lại vào năm sau, ông lại hỏi Akkad rằng tiền của anh ấy đã được tiết kiệm như thế nào?
Akkad trả lời:
"Tôi cho người thợ rèn vay số tiền tiết kiệm được để mua nguyên liệu thô bằng đồng, sau đó anh ta trả lãi cho tôi bốn tháng một lần."
Algamish nói:
"Rất tốt, vậy anh dùng số tiền lãi kiếm được như thế nào?"
Akkad nói:
"Tôi dùng số tiền đó để ăn một bữa thịnh soạn và mua một bộ trang phục đẹp. Tôi cũng định mua một con lừa để cưỡi."
Algamish cười và nói:
"Anh đã ăn hết tiền lãi thu được từ số tiền anh tiết kiệm được, làm thế nào để anh mong đợi tiền và "lãi mẹ lãi con" của tiền sẽ giúp anh kiếm được nhiều tiền hơn?"
Algamish hỏi Akkad:
"Anh đã đạt đến sự giàu có như mơ của mình chưa?"
Akkad nói, "Chưa, nhưng tôi đã tiết kiệm được một ít tiền."
Algamish nói: "Anh đã học được bí quyết làm giàu. Đầu tiên anh học cách tiết kiệm từ số tiền kiếm được, thứ hai học cách hỏi ý kiến của những người trong cuộc, và cuối cùng anh cũng học được cách kiếm tiền vì bản thân, sử dụng tiền đã kiếm được. Anh đã học cách để đạt được của cải, duy trì sự giàu có và sử dụng của cải."
Câu chuyện này là bí quyết thành công của người Babylon tám nghìn năm trước. Mặc dù đôi khi chúng ta kiếm được rất nhiều tiền, nhưng chúng ta không bao giờ giữ nó. Tại sao? Vì chúng ta không biết cách nắm bắt và cũng gặp nhầm người, dẫn đến sự biến mất của tài sản vốn thuộc về chúng ta.
Dù nghèo khó đến đâu, hãy giữ lại một phần mười để làm ăn, đừng hỏi những người ngoài ngành. Trong câu chuyện này, một nguyên tắc, quy luật giàu có mà Arkad muốn truyền đạt lại đó là:
- Phải dành riêng cho mình một phần mười trong tổng số tiền mà mình đã kiếm được. Hãy nghĩ đến điều đó vào mỗi buổi sáng thức dậy, mỗi buổi trưa trước khi ăn và cả trước khi đi ngủ vào buổi tối. Phần dành riêng cho mình không được dưới một phần mười tổng số tiền kiếm ra và phải thu xếp các khoản chi tiêu khác một cách hợp lý để không vượt quá số tiền còn lại.
- Bạn phải tạo ra nguồn thu nhập dồi dào để bảo đảm cho cuộc sống tương lai của mình. Hãy nhìn vào những người già và đừng quên rằng đến một ngày nào đó, bạn cũng sẽ già yếu như họ. Bạn phải thận trọng khi đầu tư của cải của mình, chú ý đừng vì tham lam mà mù quáng đầu tư vào những vụ đầu tư mang lại lợi nhuận lớn một cách bất thường. Vì như thế bạn có thể mất hết tiền bạc và nhận lấy sự hối tiếc về sau.
- Ngoài ra hãy hưởng thụ cuộc sống trong khả năng bạn có thể, đừng quá keo kiệt hay tiết kiệm tới mức bủn xỉn. Dù có khả năng dành dụm nhiều hơn một phần mười số tiền kiếm được, bạn cũng nên tạm bằng lòng với tỷ lệ này. Bạn đáng được hưởng mức sống tương xứng với khả năng thu nhập của bạn, đừng dè xẻn trong chuyện chi tiêu mà bỏ quên những điều thú vị đáng để chúng ta thụ hưởng trong cuộc sống.