Có nhiều bài thuốc và phương pháp điều trị bệnh bằng Đông y đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả được các chuyên gia Đông y coi là "bảo bối bí truyền".
Ngủ là điều chúng ta vẫn làm hàng ngày và chiếm khoảng 1/3 thời gian sống của mỗi người, nếu biết tận dụng giấc ngủ để hỗ trợ phòng và điều trị bệnh thì đúng là "một công đôi việc".
Theo nghiên cứu của các chuyên gia Đông y, tư thế ngủ có thể hỗ trợ chữa bệnh rất tốt, chỉ cần bạn kiên trì.
2 tư thế nằm ngủ sau đây có tác dụng bổ thận tráng dương kỳ diệu mà không tốn chi phí, không mất nhiều thời gian, mỗi cá nhân đều có thể tập luyện dễ dàng hàng ngày.
Hãy dành mỗi ngày 30 phút kiên trì tập luyện và thực hành thử, hiệu quả sẽ khiến bạn rất bất ngờ.
Hai tư thế nằm đơn giản giúp bạn phòng và điều trị bệnh hiệu quả (Ảnh minh họa)
1. Tư thế Hoàn dương ngọa
Chuyên gia Đông y nói rằng, nếu bạn thường xuyên cảm thấy bàn tay bàn chân bị lạnh, cơ thể ớn lạnh đột ngột, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận yếu.
Suy thận có rất nhiều triệu chứng và gây hại rất lớn cho sức khỏe, thậm chí nam giới nếu bị thận yếu có thể là nguyên nhân khiến đời sống của bạn bị đảo lộn.
Cách luyện tập (tư thế nằm như hình):
Tư thế Hoàn dương ngọa (Ảnh: Soha.vn)
Nằm ngửa, tư thế thả lỏng, các khớp xương thả lỏng hoàn toàn, chụm 2 gan bàn chân vào nhau, co chân lại sao cho 2 gót chân chạm nhau, gót nằm trên đường thẳng với vùng tâm xương chậu.
Hai tay để lên vùng bụng, nơi tiếp giáp với đường rãnh vùng bụng, hai đầu các ngón tay chạm vào nhau, để nhẹ nhàng dưới vùng rốn.
Cơ thể thư giãn tối đa, hít thở sâu, nín thở nhẹ, thở ra hết hơi trong lồng ngực. Khi thở ra có thể thở bằng miệng để bụng hóp càng sát xuống phía lưng càng tốt.
Cách làm này nhanh chóng đẩy dương khí lên cao, bổ sung nhiều ô xy, làm cho thận ở trong trạng thái sung mãn nhất, cơ thể thư giãn tối đa.
2. Tư thế Hỗn nguyên ngọa
Tư thế này sẽ nâng cao lên một bậc nữa so với tư thế Hoàn dương ngọa để có tác dụng cao hơn mấy phần.
Cách luyện tập (xem hình minh họa)
Tư thế Hỗn nguyên ngọa (Ảnh: Soha.vn)
Tư thế nằm đa phần giống với Hoàn dương ngọa, chỉ khác là đổi vị trí cho tay.
Hai tay đan các ngón vào nhau hoặc đặt nhẹ lên nhau, đưa lên trên đỉnh đầu, áp sát bàn tay vào đỉnh đầu.
Cách hít thở giống như tư thế Hoàn dương ngọa. Vị trí này có tác dụng trị liệu không chỉ đối với việc dưỡng khí mà còn bổ thận, giúp thư giãn đầu óc, giảm chứng mất ngủ, chứng suy nhược thần kinh.
Chuyên gia Đông y cho rằng, khi hai tay đan chéo 10 ngón vào nhau để trên đỉnh đầu, 2 lòng bàn chân đối diện và áp sát nhau tạo thành một vòng cung hoàn toàn kín.
Vòng tròn này sẽ giúp cho khí huyết lưu thông từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể mà không bị đứt đoạn, giúp cho thận thư giãn một cách tối đa.
Cả hai tư thế nằm trên đây sẽ là sợi dây kết nối mật thiết giữa gan và thận, giúp cho gan và thận liên tục được rèn luyện rồi lại thả lỏng nhẹ nhàng theo từng nhịp thở.
Những người mới tập thường sẽ không nằm yên ở tư thế này được lâu, bạn có thể để 2 tay lên đầu gối, vỗ vỗ nhẹ vào đùi để giảm căng mỏi cơ.
Khi luyện tập lâu hơn, cơ thể sẽ quen dần với tư thế nằm này, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Khi đã làm quen các tư thế này, bạn nên tập để hạ đầu gối sát xuống giường, giúp vùng chậu được mở rộng tối đa, tạo điều kiện tốt cho các cơ quan bên trong hoạt động hiệu quả hơn.
Bạn có thể thường xuyên luyện tập 2 tư thế nằm này, vào buổi tối hoặc lúc nghỉ trưa. Thời gian luyện tập có thể tùy cơ ứng biến từ 10-30 phút.
Chuyên gia Đông y khuyên rằng, nếu tập được khoảng 30 phút trước khi ngủ thì hiệu quả sẽ rất tuyệt vời. Nếu không, bạn có thể tập 1 lần vào buổi trưa và tập thêm 1 lần nữa vào buổi tối với thời gian ngắn hơn.
Khung giờ tập tốt nhất vào buổi trưa là từ 11h-13h. Buổi tối là thời điểm trước ngay khi ngủ, hoặc muộn nhất là trước 11 giờ đêm.
*Theo Health/IF