Vào ngày 27/11/2020, tờ Tạp chí Thế giới của Mỹ đã đăng một tin tức về vị tỷ phú từng bán 1/4 số giày của nước Mỹ qua đời, khiến dư luận tại đất nước này bàng hoàng. Theo báo cáo, "vua giày" người Mỹ gốc Hoa Tony Hsieh không may gặp hỏa hoạn vào tối ngày 18/11 và đã không qua khỏi.
Cuộc đời huyền thoại của Tony Hsieh bắt đầu vào ngày 12/12/1973, trong một ngôi nhà lớn ở Illinois, Mỹ. Cha mẹ của Tony Hsieh là người Đài Loan, họ phải rời quê hương để kiếm sống. May mắn thay, họ có được một công việc và cả gia đình nhanh chóng định cư tại Mỹ. Ảnh hưởng của môi trường xung quanh và năng khiếu kinh doanh được thừa hưởng từ cha mẹ đã giúp Tony Hsieh thể hiện sự nhạy bén trong kinh doanh ngay từ khi còn nhỏ.
1. Khởi nghiệp từ giun đất
Trong một lần tình cờ, Tony Hsieh đọc được một cuốn sách về loài giun đất. Ông đã lập tức thử nghiệm việc cắt đôi con giun đất để xem nó có thể trở thành 2 con giun đất mới hoàn chỉnh hay không, nhưng thất bại. Mặc dù vậy, ông vẫn kiên trì tìm hiểu và bắt đầu đọc lượng lớn sách liên quan đến sinh học để khám phá sự thật.
Sự chăm chỉ của Tony Hsieh, ông phát hiện ra rằng, chỉ khi đảm bảo được phần "dây sinh sản" của cơ thể giun đất còn nguyên vẹn, chức năng tái tạo của nó mới được đảm bảo. Sau khi thực hành thành công, ông đồng thời phát hiện ra rằng giun đất là vật liệu không thể thiếu trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm và rất có giá trị.
Kể từ ngày đó, Tony Hsieh tranh thủ thời gian rảnh rỗi để đi nhặt giun đất, gom vào lọ lớn rồi mang ra chợ bán. Kỹ năng cắt giun đất chính xác của ông giúp một chai giun đất bình thường có thể biến thành một chai rưỡi giun đất, mang lại lợi nhuận khổng lồ.
Thời gian trôi qua, các bạn cùng lớp trở nên ghen tị và xin ông lời khuyên về cách kiếm tiền. Tuy nhiên, Hsieh đã bảo vệ bí mật kinh doanh, các đối ác và nghĩ ra biện pháp đối phó: "Bạn có thể giúp mình tìm giun đất và mình sẽ trả tiền theo số lượng giun đất đó. Bạn làm càng nhiều, tiền thưởng càng tăng".
2. Không ngừng cố gắng trong học tập
Nhờ vào thành tích học tập xuất sắc của bản thân, Tony Hsieh được nhận vào nhiều trường đại học danh giá ở Mỹ trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Tuy nhiên, ông đã lựa chọn theo học chuyên ngành Khoa học máy tính tại Đại học Harvard.
Mặc dù cuộc sống đại học dễ dàng hơn sự bận rộn ở trường cấp ba, Tony Hsieh vẫn không nới lỏng những kỷ luật dành cho bản thân. Ông không ngừng nỗ lực và tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú ở công việc bán thời gian.
Vào tháng 7/1995, Tony Hsieh tốt nghiệp với tư cách là sinh viên xuất sắc của Đại học Harvard, đối mặt với việc lựa chọn giữa sự nghiệp và tiếp tục học hành. Với kinh nghiệm học tập và trải nghiệm sống phong phú, Tony Hsieh không học thêm để lấy bằng Tiến sĩ mà kiên quyết lựa chọn trực tiếp bươn trải ngoài xã hội.
3. Thăng tiến nhanh chóng
Tháng 9/1995, ông nhận lời mời làm việc từ Oracle - nhà cung cấp dịch vụ và phần mềm quản lý thông tin lớn nhất thế giới. Với tài năng của mình, ông dễ dàng hòa nhập với công việc và được thăng chức quản lý chỉ sau 5 tháng, với mức lương hàng năm là 1 triệu USD. Sức mạnh, lòng dũng cảm và tinh thần dám đương đầu với thử thách giúp Tony Hsieh không quên đi ý định ban đầu của mình.
Khi mọi người xung quanh đang cổ vũ cho Tony Hsieh đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp, ông đã đưa ra một quyết định khiến ai cũng phải bất ngờ - rời bỏ công việc của mình. Bất chấp nỗ lực níu kéo nhân tài của Oracle, ông vẫn kiên quyết theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp.
Sau khi hoàn tất bàn giao công việc tại Oracle, Tony Hsieh lập tức dùng 20.000 USD (khoảng 493 triệu đồng) tiết kiệm được để thuê một căn hộ 2 phòng ngủ làm cơ sở kinh doanh. Bên cạnh đó, ông đã liên hệ với một số người bạn cùng chuyên ngành ở trường đại học và chiêu mộ họ cùng khởi nghiệp kinh doanh. Bạn bè củaông đồng ý, vì họ tin chắc rằng Tony Hsieh có năng khiếu kinh doanh bẩm sinh.
Vào tháng 5/1996, một nhóm thanh niên có cùng chí hướng tập trung tại căn hộ nhỏ chưa đầy 50m2 và bắt đầu kinh doanh. Họ đã phát triển một dự án có tên LinkExchange, chủ yếu tập trung vào việc trao đổi thông tin quảng cáo. Với ý tưởng độc đáo, LinkExchange đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong giới các trang web vừa và nhỏ, đồng thời cũng thu hút được sự chú ý của nhiều nhà quảng cáo.
Vào tháng 5 năm 1997, Sequoia Capital đã phát hiện ra tiềm năng của LinkExchange và không do dự đầu tư 3 triệu USD. Chuỗi vốn bất ngờ giúp LinkExchange phát triển ngay lập tức, họ đã có thêm hơn 800.000 trang web thành viên và số nhân viên lên tới hàng trăm người. Không chỉ vậy, nhiều công ty lớn cũng bày tỏ ý định mua lại LinkExchange, giá mua ban đầu là 1 triệu USD, sau đó đã tăng vọt lên 20 triệu USD.
Nhìn thấy ngành công nghiệp từng tự hào dần trở thành công cụ kiếm lời, Tony Hsieh đành bất lực thỏa hiệp. Trong số rất nhiều người theo đuổi LinkExchange, cuối cùng ông đã chọn Microsoft. Vào tháng 11/1998, Microsoft thông báo rằng họ sẽ mua lại LinkExchange với giá 265 triệu đô la Mỹ bằng cổ phiếu, đây là "hũ vàng" đầu tiên của ông.
3. Từ nhà đầu tư đến "ông trùm" hàng giày ở Mỹ
Sau khi nhận được tiền, Tony Hsieh không tiêu tiền vào ô tô, biệt thự sang trọng như những người khác mà trở thành "nhà đầu tư thiên thần". Nhờ việc rút ra được những bài học trên hành trình khởi nghiệp, ông bắt đầu đặc biệt quan tâm đến những người trẻ có ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo. Chỉ cần nhìn thấy tiềm năng của đối phương, ông sẽ không ngần ngại hỗ trợ tài chính và kỹ thuật.
Trong quá trình này, Tony Hsieh đã gặp Nick - một start-up trẻ nghiên cứu về mô hình kinh doanh giày trực tuyến. Lúc đầu, Tony Hsieh nhận thấy ý tưởng không khả quan, vì mọi người không thể nhìn thấy hoặc chạm vào các sản phẩm trên sàn thương mại trực tuyến, điều này chắc chắn sẽ làm giảm tỷ lệ giao dịch rất nhiều.
Tuy nhiên, niềm tin vững chắc của Nick đã khiến Tony Hsieh cảm động, ông quyết định đầu tư 500.000 USD vào cửa hàng trực tuyến thử nghiệm này. Khi Tony Hsieh thực sự trở thành một phần của cửa hàng trực tuyến, việc đầu tiên ông làm là đổi tên cửa hàng ban đầu thành Zappos, đồng âm với từ "giày" trong tiếng Tây Ban Nha.
Thực tế đã chứng minh, việc đổi tên này đã mang lại kết quả tốt, nhiều khách hàng tìm đến mua sắm với tâm lý tò mò. Tuy nhiên, để có được chỗ đứng lâu dài trên thị trường, chỉ dựa vào sự mới lạ là chưa đủ, quan trọng là phải có thực lực. Do đó, nhờ vào tư duy thiết thực này, Zappos đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhiều cư dân mạng nhờ những sản phẩm chất lượng cao. Qua đó, Tony Hsieh có thể tin vào tiềm năng phát triển của mua sắm trực tuyến. Hơn nữa, ông mạnh dạn dự đoán rằng mua sắm trực tuyến sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong tương lai.
Vì vậy, ông đầu tư thêm 10 triệu USD vào Zappos vào năm 2000 và chính thức trở thành CEO của dự án. Với nguồn đầu tư dồi dào, hoạt động kinh doanh của Zappos ngày càng tốt hơn nhưng cũng bộc lộ một số bất cập của những người kinh doanh trực tuyến.
Để đảm bảo người tiêu dùng có thể nhìn rõ màu sắc và kiểu dáng của đôi giày trên điện thoại di động, Tony Hsieh đã yêu cầu nhân viên chụp ảnh đôi giày từ 8 góc khác nhau. Ngoài ra, ông còn chi rất nhiều tiền để bố trí kho hàng gần các đầu mối vận tải lớn, đảm bảo rằng dù ở vùng nào trên cả nước, gói hàng sẽ được giao đến nơi trong vòng 4 ngày.
Tony Hsieh cũng phát hiện người tiêu dùng thường gặp khó khăn trong việc tìm kích cỡ giày phù hợp với bàn chân của mình. Vì vậy, ông đã đề xuất một chiến lược tiếp thị độc đáo, đó là sau khi người tiêu dùng đặt mua một đôi giày, ông sẽ gửi thêm một đôi cỡ 35 và một đôi cỡ 37.
Bằng cách này, người tiêu dùng có thể trả lại những đôi giày không mong muốn sau khi thử chúng mà không phải chịu bất kỳ khoản phí bưu chính nào. Hơn nữa, Zappos còn giới thiệu phương thức thanh toán trả sau, cho phép người tiêu dùng tạm thời không phải trả tiền cho đôi giày trong vòng 3 tháng sau khi mua. Nếu có vấn đề gì về chất lượng giày, công ty sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Thành công của Zappos bắt nguồn từ việc không ngừng theo đuổi sự hài lòng và lòng trung thành của khách, điều này đã giúp tổng doanh thu của công ty tăng từ 1,6 triệu USD năm 2000 lên hơn 1 tỷ USD năm 2008. Theo thống kê, cứ 4 người Mỹ mua giày thì có 1 người là khách hàng trung thành của Zappos.
Vào năm 2009, gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon của Mỹ đã mua lại Zappos với giá 1,2 tỷ USD. Mặc dù vậy, Tony Hsieh vẫn có thể tiếp tục giữ chức vụ CEO. Sự quản lý của Amazon cho phép Zappos nhanh chóng nhân rộng trải nghiệm thành công trong việc bán giày và mở ra con đường rộng lớn hơn. Nhìn thấy công ty dần đi đúng hướng, cuối cùng Tony Hsieh cũng buông bỏ những trăn trở chưa được giải quyết trong nhiều năm và bắt đầu suy nghĩ về những vấn đề của chính mình. Đầu năm 2020, Tony Hsieh chính thức tuyên bố nghỉ hưu.
4. Sự cống hiến trân quý
Sau khi nghỉ hưu, Tony Hsieh có tài sản ròng hơn 100 triệu nhưng vẫn mặc quần áo cũ, quần jean mua cách đây vài năm, không sở hữu những loại hàng hiệu tiêu chuẩn dành cho người giàu như xe thể thao, biệt thự... Ngược lại, người đàn ông tằn tiện với bản thân này lại vô cùng hào phóng với người khác.
Tony Hsieh dự định dành phần đời còn lại của mình trong sự yên bình và thoải mái như vậy, nhưng một đám cháy lớn đã biến mọi ước mơ và hy vọng của ông thành hư vô.
Tối ngày 18/11/2020, Tony Hsieh đi ra nhà kho lấy rượu và gặp sự cố hỏa hoạn. Giữa biển lửa, lực lượng cứu hỏa đã cố gắng cứu trợ. Tuy nhiên, dù được đưa đến bệnh viện nửa giờ sau đó nhưng ngọn lửa bất ngờ đã cướp đi sinh mạng của người đàn ông 47 tuổi vào ngày 27/11.
Tai nạn này đã thiêu rụi gần như toàn bộ tài sản của gia đình Tony Hsieh, nhưng không thể xóa đi 3 đôi giày mà ông để lại cho thế giới mang theo những điều ông hy vọng. Đó là đôi giày làm cho bạn bè, đôi giày làm cho người tiêu dùng và đôi giày làm những người dân cảm thấy hạnh phúc. Như ông đã viết trong cuốn tự truyện "Mang lại hạnh phúc", ông hy vọng mọi người có thể cảm thấy hạnh phúc khi nhận được đôi giày của riêng mình tại thành phố họ sinh sống.
Dù ở một thế giới khác nhưng trái tim người đàn ông này vẫn tràn ngập niềm tin sẽ mang lại hạnh phúc và niềm vui. Dù không may qua đời trong vụ hỏa hoạn nhưng triết lý sống của ông vẫn tiếp tục trở thành động lực phấn đấu của mọi người.