Từ ngày 4-6/9, tại thành phố cảng Vladivostok, Nga đã diễn ra hai sự kiện lớn: thứ nhất là Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) 2019 và thứ hai, thượng đỉnh thường niên Nga-Ấn lần thứ 20. Mối quan hệ nhiều thập kỷ Nga-Ấn hiện đang được giới phân tích Ấn Độ quan sát chặt chẽ, cũng như kỳ vọng sẽ có những bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế.
Trong ngày làm việc thứ hai của EEF 2019, Thủ tướng Ấn Độ đã chú ý với đề xuất cho Nga vay 1 tỷ USD để phát triển vùng Viễn Đông.
Có mặt tại Vladivostok theo lời mời đặc biệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Modi cũng đã ngỏ lời mời 11 thị trưởng Vùng Viễn Đông Nga tới thăm Ấn Độ, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa Nga và quốc gia châu Á.
Ấn Độ mua hệ thống S-400 do Nga sản xuất (ảnh: Reuters)
Ấn Độ tiếp tục mua vũ khí của Nga bất chấp trừng phạt Mỹ
Theo ông Rishabh Sethi, người đứng đầu các dự án toàn cầu tại Diễn đàn Quốc tế BRICS, quan hệ Nga-Ấn luôn phát triển trong nhiều năm qua.
Chính thức thiết lập quan hệ với nhau vào năm 1947, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Moscow và New Delhi vẫn duy trì quan hệ chiến lược, kinh tế, quân sự và ngoại giao. Sau khi Liên Xô sụp đổ, quan hệ hợp tác truyền thống chuyển sang giai đoạn đặc biệt mới.
Ông Sethi cũng đặc biệt đề cập tới quan hệ quốc phòng giữa hai nước, bao gồm cả thỏa thuận S-400 được chính thức ký kết vào ngày 5/10/2018 bất chấp đe dọa trừng phạt từ Mỹ.
"Thỏa thuận tên lửa S-400 là một trong những sự kiện lớn cho mọi người từ các nước phương Tây và nó chứng tỏ Ấn Độ và Nga là những quốc gia rất thân thiết với nhau", ông Sethi nhấn mạnh.
Từ năm 2014 tới 2018, Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ. Ngày 4/9, Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi đã đồng ý mở rộng hợp tác quốc phòng, với các hợp đồng vũ khí trị giá tới 14,5 tỷ USD – lần lượt được ký kết từ năm ngoái.
Theo ông Sethi, Moscow và New Delhi đang hợp tác với nhau theo nhiều thể thức, từ BRICS cho tới ba bên với Trung Quốc…
"Nga, Ấn và Trung… nằm trong số các nước mạnh nhất trên thế giới… bởi vì ba nước này có quy mô dân số và phát triển kinh tế lớn", ông nói.
"Và cả về mặt công nghệ, bởi vì Nga rất mạnh về công nghệ quốc phòng, Ấn Độ có ưu thế về công nghệ thông tin và Trung Quốc mạnh về sản xuất; vì thế cả ba nước đều đóng vai trò lớn trên toàn cầu, giúp gia tăng phát triển và cải thiện kinh tế".
"Bế tắc" tên lửa Mỹ tại Nhật Bản: tiền mua sẵn nhưng không biết lắp tại đâu
Ấn Độ và Nga đẩy mạnh thương mại và tạo lập hợp tác công nghệ mới
Ông Rajendra Srivastava đến từ Trường kinh doanh Ấn Độ (ISB) nhận định, hợp tác Nga-Ấn có tiềm năng lớn và không giới hạn trong lĩnh vực quốc phòng.
"Khi tôi nhìn vào tiềm năng hợp tác, tôi sẽ nói nhiều về Ấn Độ và Nga hơn là tất cả Viễn Đông bởi vì có quá nhiều khả năng trong các lĩnh vực mà hai nước có thể bổ sung cho nhau", giáo sư về chiến lược marketing và sáng tạo nhấn mạnh.
"Ví dụ, về tài nguyên thiên nhiên, Nga có rất nhiều tiềm lực và Ấn Độ cần điều đó cho dù là dầu mỏ và khí đốt hoặc là các loại khoáng sản khác".
Ông Srivastava cũng đề cập tới hợp tác giữa ISB và Trường Quả lý Moscow ở Skolkovo.
"Một trong những mục tiêu trong mối quan hệ hợp tác tại Skolkovo là để xem chúng tôi có thể đảm nhận một vai trò trong việc giúp đỡ các công ty Nga… hiểu được cách kinh doanh ở Ấn Độ…, về cơ bản là làm sao để khiến mọi thứ hoạt động", ông nói. "Có rất nhiều tiềm năng và chúng tôi mới chỉ đang ở điểm khởi đầu mà thôi".
Tại hội nghị thượng đỉnh Ấn-Nga lần thứ 20, hai ông Putin và Modi thể hiện sự sẵn sàng phát triển hợp tác công nghiệp song phương và "kiến tạo một quan hệ hợp tác công nghệ và đầu tư mới, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao" – nhằm thúc đẩy thương mại song phương lên 30 tỷ USD vào năm 2025.
Theo ông David Okpatuma, một thành viên của tổ chức Friends of Cities, EEF 2019 một lần nữa nhấn mạnh ý nghĩa của hợp tác quốc tế và tích hợp kinh tế toàn cầu.
"Một trong những điểm đáng chú ý của diễn đàn năm nay là các quốc gia đang cởi mở với nhau", ông Okpatuma nói. "Tôi đang nhìn vào một mối quan hệ hợp tác nơi các quốc gia giờ đây phụ thuộc vào nhau như những khối của thế giới.
Vì vậy, tôi quan sát sự kết nối toàn cầu vốn đã được mở rộng và phát triển với sự xuất hiện của diễn đàn này và đó là một điều rất tốt đẹp, đồng thời nói lên những điều vĩ đại trong tương lai gần nhất".
Mặc dù không trực tiếp đề cập tới tình hình kinh tế và chính sách thuế quan của Mỹ, nhưng ông Okpatuma cũng nhận định, việc gia tăng mạng lưới hợp tác có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho thế giới hơn là cô lập kinh tế.