Ngày nay các bệnh liên quan đến sự tắc nghẽn mạch máu ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nếu ví cơ thể con người như một cái cây thì mạch máu như các đường ống dẫn dinh dưỡng đi khắp cơ thể để nuôi sống từng bộ phận.
Bởi vậy nếu mạch máu bị tắc nghẽn ở một điểm nào đó thì bộ phận đó sẽ không nhận được lượng máu được chuyển đến và từ đó sinh ra nhiều vấn đề tai hại cho sức khỏe. Tình trạng này hay xảy ra nhất ở chi dưới, phần cơ thể xa trái tim nhất.
Tuy nhiên, làm sao để có thể biết được mạch máu của bản thân có bị tắc nghẽn hay không khi chưa hề có biểu hiện bệnh lý nào xảy ra. Dưới đây là cách tự kiểm tra tại nhà chỉ cần sử dụng ngón tay của bạn và 3 bước để thực hiện là bạn đã có thể biết mạch máu của mình có khỏe mạnh hay không rồi.
1. Nhấn nhẹ vào điểm "xung chân" để kiểm tra mạch máu
Chúng ta đều biết rằng việc đặt ngón tay lên cổ tay có thể giúp chúng ta cảm nhận được nhịp đập của một người. Nhưng trên thực tế, bàn chân của mọi người cũng có một nhịp đập rất rõ ràng có thể cảm nhận được.
Vị trí này được được là “xung chân” nằm mặt trước của phần cổ chân. Nếu đặt ngón tay vào điểm này, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập của cơ thể.
Ấn nhẹ "xung chân" nằm mặt trước của phần cổ chân để xem mạch máu có bị chặn hay không.
Đối với những người bị tắc nghẽn (mạch máu) động mạch nhẹ ở chi dưới, nhịp đập của bàn chân có thể được cảm nhận rất bình thường nhưng khi đi bộ một quãng, bạn sẽ không thể cảm nhận được nhịp đập.
2. Nắm chặt nắm tay trong 30 giây, sau đó mở bàn tay ra để xem màu lòng bàn tay
Phương pháp này có thể được sử dụng để kiểm tra độ đàn hồi của mạch máu bằng việc xem xét màu da lòng bàn tay sau 30 giây siết chặt nắm tay.
Khi thả nắm tay ra, nếu lòng bàn tay trở lại màu da bình thường trong vòng 3 giây, điều đó có nghĩa là mạch máu ở tim rất bình thường và không có tắc nghẽn nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu đầu ngón tay nhanh chóng chuyển sang màu đỏ, điều đó có nghĩa là bạn có nguy cơ cao bị mắc bệnh cao huyết áp.
3. Giữ chân cao và quan sát màu da
Giữ chân của bạn cao ở một góc khoảng 45 độ (tạo với bụng) trong 2 phút rồi sau đó quan sát hai chân. Nếu màu sắc của một chân bị nhợt nhạt, hoặc thậm chí tái màu hẳn và da chân cảm thấy hơi trắng bệch, điều này có nghĩa là mạch máu ở chân của bạn rất bình thường.
Nhưng nếu chân này đỏ lên khi nâng lên cao, có thể bạn đang đối mặt với các triệu chứng thiếu máu cục bộ.
Nguồn: Aboluowang, Healthline