Tự khám bệnh thông qua màu nước tiểu, ai cũng nên biết để phòng bệnh hiệu quả

Vân Hồng |

Ít ai biết rằng nước tiểu cũng là công cụ và tiêu chí đánh giá sức khỏe con người rất chính xác.

Ngoài các chất có trong nước tiểu, màu sắc của chúng cũng có thể là dấu hiệu giúp chúng ta đánh giá tình trạng sức khỏe hoặc phát hiện một số căn bệnh đặc thù.

Thông thường, một người bình thường khỏe mạnh sẽ có nước tiểu không màu hoặc màu vàng nhạt, nhưng nó không phải là trạng thái luôn ổn định, mà có lúc sẽ thay đổi màu sắc phụ thuộc vào từng trạng thái của sức khỏe.

Vào buổi sáng, nước tiểu thường có màu sẫm hơn, sau khi thức dậy chúng ta uống nhiều hơn thì màu tự nhiên sẽ nhạt xuống dần trở lại như bình thường.

Nếu bạn bỗng nhiên nhận ra sự thay đổi màu nước tiểu, loại bỏ những lý do ăn kiêng, thì ngay lập tức hãy nghĩ đến các vấn đề sức khỏe bất thường bằng các dấu hiệu sau.

Tự khám bệnh thông qua màu nước tiểu, ai cũng nên biết để phòng bệnh hiệu quả - Ảnh 1.

1. Nước tiểu có màu đỏ nhạt

Khi bạn nhìn thấy nước tiểu của mình xuất hiện màu đỏ, đó chính là dấu hiệu bị tiểu máu. Thông thường trong 1000ml nước tiểu, có chứa 1ml máu thì nước tiểu sẽ hiển thị màu đỏ.

Gặp phải dấu hiệu này, bạn nên cảnh giác với bệnh sỏi thận, lao thận và một số bệnh khác. Nếu đi kèm với đau nhói khi đi tiểu thì có một khả năng bạn đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu hoặc các bệnh khác của hệ tiết niệu.

Tự khám bệnh thông qua màu nước tiểu, ai cũng nên biết để phòng bệnh hiệu quả - Ảnh 2.

2. Nước tiểu vàng khè

Nước tiểu màu vàng phần lớn là do bạn đang uống một trong những loại thuốc có chứa thành phần như carotene hoặc vitamin b2, furazolidone và các loại thuốc khác, màu vàng đó có thể biến mất sau khi ngừng uống.

Nếu là bệnh nhân đang bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, sốt cao… cũng khiến nước tiểu biến thành màu vàng vì sự mất nước quá nhanh gây nên.

Tự khám bệnh thông qua màu nước tiểu, ai cũng nên biết để phòng bệnh hiệu quả - Ảnh 3.

3. Nước tiểu trắng đục

Nước tiểu trắng thường giống như nước cơm loãng hoặc như nước gạo,bệnh nặng còn có màu như sữa, nếu xuất hiện thêm các chất nổi cục cứng thì có thể cơ thể của bạn đang có vấn đề về nhũ tương hoặc giun xâm nhập.

Tự khám bệnh thông qua màu nước tiểu, ai cũng nên biết để phòng bệnh hiệu quả - Ảnh 4.

Giun (bệnh tơ trùng) chỉ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra rối loạn nước tiểu khiến cho nó có màu trắng. Ngoài ra, khi trong bụng có khối u, bệnh lao chèn ép lên cũng có thể xuất hiện dấu hiệu nước tiểu màu trắng.

Bên cạnh đó, nếu làm việc quá sức hoặc ăn thường xuyên của các loại thực phẩm giàu chất béo cũng là nguyên nhân làm cho nước tiểu có màu trắng đục.

4. Nước tiểu màu nâu

Tự khám bệnh thông qua màu nước tiểu, ai cũng nên biết để phòng bệnh hiệu quả - Ảnh 5.

Khi nhìn thấy nước tiểu có màu nâu, thường xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm, có thể được xem là bệnh liên quan đến dị tật màng hồng cầu gây ra bởi bệnh tán huyết mãn tính, là một bệnh tương đối hiếm.

Ngoài ra, các bệnh thiếu máu tán huyết, viêm thận cấp tính, bệnh vàng d, bệnh viêm gan cấp tính, hoặc sau khi luyện tập thể thao cũng có thể xảy ra hiện tượng xuất hiện đột ngột màu sắc nước tiểu nâu như vậy.

5. Nước tiểu màu chè đặc

Khi nước tiểu có màu nâu cảnh báo bạn về nguyên nhân xuất phát từ bệnh gan gây ra bởi máu của cơ thể chứa một lượng bilirubin, thường phải thông qua quá trình chuyển đổi chất ở gan rồi mới bài tiết qua đường nước tiểu thải ra ngoài.

Khi gan xuất hiện vấn đề gì đó sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển đổi của bilirubin, dẫn đến màu sắc nước tiểu trở nên rối loạn như màu nước trà.

Lúc này, bạn hãy nghĩ đến các bệnh như vàng da, viêm gan, xơ gan, viêm túi mật và sỏi mật, có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu màu chè đặc xuất hiện thường xuyên hơn.

Tự khám bệnh thông qua màu nước tiểu, ai cũng nên biết để phòng bệnh hiệu quả - Ảnh 6.

6. Nước tiểu màu đen

Việc xuất hiện nước tiểu màu đen không phải là bệnh phổ biến, tuy nhiên không phải là không có. Nếu trường hợp bình thường, bỗng nhiên bệnh nhân bị tan máu trong lòng mạch cấp tính thì nước tiểu sẽ xuất hiện màu tối, chẳng hạn như bệnh lỵ ác tính dễ bị nước tiểu đậm màu.

Ngoài ra, khi mắc bệnh ung thư với các khối u màu đen cũng có thể xuất hiện dấu hiệu nước tiểu sẫm màu. Hoặc những người đang uống thuốc chứa thành phần levodopa cũng có thể xuất hiện nước tiểu sẫm màu, nhưng sau đó chỉ cần được ngưng uống là sẽ hết.

Trong bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện màu nước tiểu bất thường như trên, bạn cũng nên dành thời gian đi khám để kiểm tra kịp thời. Việc quan sát màu sắc nước tiểu cũng quan trọng không kém so với bạn xem sắc mặt hay màu của móng tay vậy.

*Theo Health/TT

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại