Từ Hy Thái hậu là người nắm giữ quyền thống trị trong suốt nửa thế kỉ trong triều đình vào thời cuối nhà Thanh, tuy nhiên phụ nữ dù mạnh mẽ đến như thế nào, họ cũng không thể vượt qua được những ham muốn và đòi hỏi của bản thân về mặt tình cảm.
Hai người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là Võ Tắc Thiên và Từ Hy lại trùng hợp là đều có "lịch sử tình trường" vô cùng phong phú.
Theo ghi chép của người đời trước để lại trong các cuốn sách sử, trong quãng đời cuối cùng của mình Từ Hy đã có vô vàn các tình nhân, trong đó, có 3 người đáng chú ý nhất…
Mối quan hệ bất thường với người em chồng
Từ Hy và người em chồng - Cung Thân vương Dịch Hân bị đồn đoán rất nhiều về mối quan hệ trên mức bình thường giữa họ.
Về vị Cung Thân vương này, năng lực của ông có thể nói là vượt xa Hoàng đế Hàm Phong.
Năm đó, hoàng đế Đạo Quang (cha của Dịch Hân và Hàm Phong) trong quá trình chọn người kế vị đã vô cùng khó xử, luôn ở trong thế tiến thoái lưỡng nan, điều khiến Đạo Quang hoàng đế quyết định chọn Hàm Phong làm người kế vị chính là tiếng khóc của Hàm Phong trước giường bệnh của ông.
Lựa chọn của tiên đế đã khiến niềm hy vọng cuối cùng của đế chế nhà Thanh cũng từ đây mà mất đi.
Em chồng Từ Hy Thái hậu - Cung Thân vương Dịch Hân
Từ Hy đối với Dịch Thân vương luôn có một tình cảm khác biệt, vào thời khắc quyết định nhất, Dịch Hân luôn kiên định đứng ở "phía sau" Từ Hy, trở thành hậu thuẫn mạnh mẽ nhất của bà.
Đối với một người phụ nữ, khi họ gặp phải tình thế nguy nan nhất mà bên cạnh họ luôn có một người đàn ông đủ tài hoa và năng lực hết mực ủng hộ, có thể nói việc họ siêu lòng trước người đàn ông đó là một chuyện rất bình thường. Như vậy, nhờ vào những "hoạn nạn có nhau" giữa Dịch Hân và Từ Hy mà mối quan hệ vốn không "đơn thuần" giữa họ càng tiến xa hơn một bước.
Mập mờ với Đại thần nội vụ
Người thứ hai phải kể đến trong lịch sử tình trường của Từ Hy là là Đaị thần nội vụ Vinh Lộc, đây là một cái tên có tiếng nói và thế lực trong cục diện chính trị vào cuối triều Thanh.
Vinh Lộc luôn được Từ Hy tin tưởng và trọng dụng, có thể nói là tay sai đắc lực của Từ Hy. Vì vậy, đối với những thế lực đối lập, Vinh Lộc là cái gai mà nhiều người muốn nhổ bỏ. Ông ta từng nằm trong kế hoạch ám sát mà Đàm Tự Đồng giao cho Viên Thế Khải.
Đại thần nội vụ Vinh Lộc
Sự xuất hiện của Vinh Lộc có thể nói là sự xuất hiện của một vị quý nhân trong cuộc đời Từ Hy thái hậu. Nếu không có sự ủng hộ và giúp đỡ của Vinh Lộc, trong cuộc biến phấp Mậu Tuất năm 1898, Từ Hy có thể sẽ phải trải qua một khó khăn rất lớn.
Những bộ phim về bí mật triều đại nhà Thanh đã có rất nhiều bộ đề cập đến mối quan hệ "không bình thường" của Vinh Lộc và Từ Hy.
Đạo lý cuộc đời phàm là "không có lửa làm sao có khói", vậy nhưng nếu Từ Hy đối với Vinh Lộc thật sự có tâm tư, chắc chắn rằng Vinh Lộc sẽ là ứng cử viên thích hợp nhất cho cuộc tranh đấu giành ngai vàng trong triều Thanh.
Thậm chí có cả người ngoại quốc
Cái tên gây sửng sốt nhất trong chuỗi dài danh sách những tình nhân của vị Thái hậu tai tiếng này là một quý tộc ngoại quốc tên Edmund Backhous.
Edmund Backhous
Edmund Backhous là một nhà văn, vì muốn tìm được cảm hứng sáng tác, Edmund Backhous đã đến Trung Quốc và tìm đến cung điện nhà Thanh, rất nhanh sau đó, ông đã có được sự tán thưởng, khen ngợi của Từ Hy thái hậu. Điều làm Từ Hy tán thưởng nhà văn này không chỉ vì tài hoa hiếm có mà còn vì dung mạo vô cùng tuấn tú cũng như tài ăn nói của ông, những lời "ong bay bướm đậu" của vị nhà văn tài hoa đã khiến cho Từ Hy vô cùng thích thú.
Về mối quan hệ của bản thân và Từ Hy thái hậu, sau khi về nước Edmund Backhous đã đặc biệt viết cuốn sách mang tên "Tôi và Thái hậu". Nội dung trong cuốn sách đã được miêu tả vô cùng bộc trực về đời sống riêng tư của Edmund Backhous và Từ Hy.
Edmund Backhous từng thề rằng tất cả những gì ông viết trong sách đều là sự thật. Nội dung "tự thuật" về mối quan hệ với Từ Hy thái hậu của ông đã viết rõ: Ông bắt đầu thiết lập quan hệ với vị Thái hậu tai tiếng này từ năm 1902, cho đến năm 1908 thời điểm ngay trước đêm mà Từ Hy băng hà, họ thậm chí vẫn còn gặp nhau.
Cuốn "Tôi và Thái hậu" đề cập đến ba nội dung chính: Thứ nhất là cuộc tình của tác giả Edmund Backhous với vị Thái hậu 63 tuổi; thứ hai là những mối quan hệ đồng tính thác loạn trong triều đình nhà Thanh; và cuối cùng là Hoàng đế Quang Tự và Từ Hy thái hậu đã bị mưu sát như thế nào cùng hàng loạt những tình tiết động trời khác.
Sau khi Edmund Backhous qua đời, bản thảo viết tay của ông được lưu giữ và bảo quản tại thư viện đại học Oxford, cho đến năm 2011 mới được xuất bản. Sau khi được xuất bản, cuốn sách này đã gây ra sự chấn động và tranh luận lớn. Vì những tranh luận xung quanh cuốn sách mà nó còn được gọi với cái tên "Kì sách trăm năm có một".
Tuy rằng cuốn sách còn thiếu rất nhiều những chứng cứ cần thiết liên quan, và chỉ là một cuốn "tự thuật" đến từ đơn phương một cá nhân, nhưng điều mà chúng ta không thể phủ nhận về cuốn sách này là: Tác giả cuốn sách Edmund Backhous đã cung cấp cho hậu thế một cái nhìn mới về cuộc sống của giới thượng lưu dưới thời nhà Thanh.