Từ Hi Thái hậu có thể xem như là một người phụ nữ có cuộc đời sóng gió. Khi mới trải qua lần tuyển tú, Từ Hi mới chỉ là một cô gái được xem trọng, có nhan sắc, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, bà đã trở thành một Quý phi, sau đó, khi Hàm Phong Đế qua đời, Từ Hi bắt đầu chuỗi ngày tháng nắm quyền lực trong tay, cả một quá trình như thế chỉ mất gần 20 năm.
Ngày hôm sau khi Quang Tự Đế băng hà, Từ Hi Thái hậu cũng qua đời.
Trước khi qua đời, Từ Hi đã chọn được người sẽ kế thừa Hoàng vị, cũng chính là vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh – đó chính là Phổ Nghi, khi ấy mới chỉ 2 tuổi (3 tuổi tính cả tuổi mụ).
Trong xã hội cổ đại Trung Quốc, việc lựa chọn Hoàng đế là việc vô cùng quan trọng, bởi vì sự tồn tại của Hoàng đế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc quốc gia có ổn định hay không.
Nếu như lựa chọn một đứa trẻ còn nhỏ tuổi lên làm Hoàng đế, chắc chắn sẽ gây ra những tác động không tốt.
Trước hết chưa nói đến việc tuổi còn nhỏ nên chưa hiểu biết gì, thậm chí ngay cả sinh hoạt của bản thân còn vẫn cần đến người chăm lo. Việc Thái hậu quyết định lựa chọn một cậu nhóc lên làm Hoàng đế liệu có phải là việc quá khó để có thể chấp nhận được.
Tại sao Từ Hi Thái hậu lại chọn Phổ Nghi lên làm vua?
Thực tế, mọi chuyện không phải như vậy, việc chọn một cậu nhóc lên làm Hoàng đế là chuyện Từ Hi đã suy đi tính lại kỹ càng mới đưa ra quyết định.
Đầu tiên, Phổ Nghi chính là cháu trai của Quang Tự Đế, cho nên quan hệ giữa hai người cũng coi là thân thiết, gần gũi. Hơn nữa bấy giờ Quang Tự Đế cũng chưa có con thừa tự, vì thế để cháu trai Hoàng đế lên làm vua cũng là điều tương đối hợp lý.
Suy cho cùng, vào thời cổ đại, anh em thay thế, kế thừa vị trí của nhau là chuyện thường gặp, cho nên việc Từ Hi lựa chọn Phổ Nghi là người kế vị vẫn có chút hợp lý.
Hơn nữa, bởi vì Từ Hi quá tham lam quyền lực, bà coi quyền lực còn quan trọng hơn cả tính mạng chính bản thân, cho nên trước khi chết, việc lựa chọn một tân đế không mang lại đe dọa đối với quyền lực của chính mình là điều rất quan trọng.
Trùng hợp là, tân đế tuổi còn quá nhỏ nên vô cùng phù hợp với suy nghĩ của Từ Hi, còn nếu lựa chọn một người tài giỏi lên làm Hoàng đế, vậy thì biết bao công sức giành giật quyền lực của bà trước đây sẽ chẳng phải là tặng không cho kẻ đó sao? Cho dù thế nào đi nữa, Từ Hi Thái hậu cũng không chấp nhận chuyện như thế.
Ngoài ra, việc Từ Hi Thái hậu chọn Phổ Nghi lên làm vua vẫn còn có một nguyên nhân khá quan trọng nữa đó là Long Dụ Thái hậu.
Long Dụ Thái hậu là cháu gái ruột của Từ Hi Thái hậu, cho nên Từ Hi đã suy nghĩ kỹ lưỡng, nếu đem quyền lực trao cho một người có năng lực, thì cuộc sống sau này của Long Dụ Thái hậu sẽ chẳng dễ dàng gì, vậy thì chi bằng dứt khoát chọn một đứa trẻ làm Hoàng đế, để Long Dụ Thái hậu hỗ trợ đằng sau nó, sau này, dù có thế nào đi nữa, quyền lực quốc gia vẫn sẽ thuộc về tay người mà Từ Hi tin tưởng, như thế mới khiến Từ Hi có thể yên tâm ra đi.
Cũng chính bởi những nguyên nhân như thế, cho nên, đến cuối cùng Từ Hi Thái hậu đã đưa ra một quyết định hoang đường, trao toàn bộ giang sơn xã tắc Đại Thanh vào tay một đứa trẻ 2 tuổi.
Mà Phổ Nghi lúc bấy giờ ngay cả nói còn chưa sõi, chứ đừng nói đến việc đảm đương chức trách của một vị Hoàng đế đúng nghĩa, đây là chuyện thực sự hoang đường.
Việc chọn một đứa trẻ lên làm Hoàng đế, đã tạo cơ hội cho các nước phương Tây tấn công Trung Quốc, cho nên quyết định lựa chọn của Từ Hi mang lại quá nhiều điều không thỏa đáng.
Nhưng, cho dù Từ Hi chọn ai làm Hoàng đế khi đó thì cũng chẳng ngăn nổi vận mệnh suy vong của nhà Thanh.
Vì thế, những đánh giá về Từ Hi trong lịch sử đa phần là mang tính tiêu cực, cơ bản đều chỉ trích những hành vi của bà khiến nhà Thanh rơi vào suy vong, sụp đổ. Song suy xét một cách tổng thể thì kết cục cuối cùng của nhà Thanh là sự tổ hợp nên từ nhiều yếu tố khác nhau, không thể chỉ đổ mọi trách nhiệm lên Từ Hi Thái hậu.
*Theo Sohu (Trung Quốc)