Bản lĩnh của Đại đế Nga trỗi dậy; tư tưởng Đế quốc của lục địa già châu Âu bị Mỹ cai trị hơn 70 năm kể từ khi kết thúc thế chiến 2 như loại cỏ dại đã bén mầm; đại cường quốc châu Á Trung Quốc hơn 30 năm "nín nhịn chờ thời" đã kết thúc... Tất cả đã làm cho Mỹ mất quyền kiểm soát thế giới.
Rõ ràng, cai trị thế giới bằng sức mạnh của "ưu thế quân sự" đã hết thời, huyền thoại về "tính bất khả xâm phạm" của nước Mỹ đã sụp đổ. Một "nguyên tắc chơi" công bằng xuất hiện cho các cường quốc: "Nếu anh đụng vào tôi thì tôi sẽ đụng vào anh".
Tuy nhiên, không ai trong giới lãnh đạo Mỹ nói chung lại có thể dễ dàng chấp nhận một sự chia sẻ quyền lực như vậy. Do đó, tư duy logic quân sự của thời số 1 thế giới của giới quân sự, chính trị diều hâu Mỹ không muốn thay đổi dù lạc hậu, vẫn ôm lấy dù là mộng tưởng.
Chiến tranh hạt nhân giới hạn của Mỹ
Rõ ràng có một thực tế rất hiên nhiên mà không phải thuộc giới tinh hoa chính trị, quân sự cũng nhận thức được, rằng, Mỹ- NATO sẽ không bao giờ thắng Nga trong xung đột quân sự nếu xảy ra...
Học thuyết quân sự mới nhất của Nga đã chỉ rõ 2 điểm quan trọng về cách sử dụng VKHN như sau:
Một là, Nga sẽ đáp trả tức khắc nếu bị tấn công bằng VKHN, vũ khí giết người hàng loạt vào Nga và các đồng minh của Nga.
Hai là, trong cuộc chiến tranh bằng vũ khí phi hạt nhân nhưng tình thế cuộc chiến đe dọa đến sự tồn tại của nhà nước Nga.
Như vậy, trong tình huống thứ nhất thì đó là sự hủy diệt nước Nga, dân tộc Nga, lúc đó như Putin đã tuyên bố: "Nếu thế giới không cần nước Nga thì Nga cũng không cần thế giới này". Và, "kẻ gây chiến sẽ đại bại trong khi người Nga chết như anh hùng…"
Trong tình huống thứ hai, thực ra đây cũng chỉ là giai đoạn đầu của tình huống thứ nhất. Nếu NATO tấn công Nga bằng vũ khí phi hạt nhân mà không thắng được Nga thì không sao, nhưng nếu NATO thắng, đe dọa sự tồn tại của nhà nước Nga thì Nga sẽ sử dụng VKHN, thế thôi.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga. Ảnh minh họa.
Do đó, bất luận kiểu gì, Mỹ-NATO cũng không thể thắng mà hoặc là Mỹ-NATO muốn cùng chết với Nga hoặc là Mỹ buộc phải chấp nhận cho châu Âu bị VKHN Nga quét sạch khi Mỹ sợ chết, không dám tấn công Nga để "bỏ của chạy lấy người".
Từ logic trên chúng ta rút ra là chỉ có Nga mới dám tấn công NATO chứ NATO không bao giờ tấn công Nga. Và do đó, điều 5 của NATO chưa chắc được Mỹ thực hiện nghiêm túc, nếu như chiến tranh hạt nhân xảy ra trên châu Âu.
Thế nhưng có một điều chúng ta không hiểu được là Mỹ-NATO lại luôn lăm le muốn là điều ngược lại: Bao vây, đe dọa tấn công Nga bằng một cuộc chiến tranh giới hạn… theo lối tư duy quân sự của người Mỹ.
Có lẽ trong tư duy quân sự của Mỹ (và ngay cả Trung Quốc), một cuộc chiến tranh giới hạn, bao gồm cả chiến tranh hạt nhân, được phát hành bởi một thế lực chiếm ưu thế về quân sự là sự tư duy quân sự logic – logic của kẻ mạnh.
Chiến tranh giới hạn thực chất về quy mô là một hoạt động quân sự giới hạn trong một không gian, chiến trường nhất định mà không mở rộng ảnh hưởng đến nội bộ của bên tham chiến nào đó (gây chiến, bị gây chiến) về an ninh, chính trị, kinh tế… Chẳng hạn, Nga thực hiện một cuộc chiến tranh giới hạn "08-08-08" với Gruzia.
Ưu điểm của chiến tranh giới hạn là dùng sức mạnh quân sự để đạt mục tiêu chính trị nên bên gây chiến không bị sa lầy và có lợi thế để kết thúc chiến tranh…
Đối với Mỹ, chiến tranh được tổ chức xa biên giới và so sánh lực lượng luôn nghiêng về phía Mỹ, cho nên, chiến tranh giới hạn với Mỹ theo phương thức chiến tranh hạt nhân, sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật thay vì vũ khí hạt nhân chiến lược.
Như vậy, một câu hỏi được mở ra, chẳng lẽ Mỹ muốn cùng Nga và nhân loại văn minh trên thế giới bị hủy diệt nên cứ liều lĩnh tấn công Nga (điều vô lý) hay là có hy vọng gì khác?
Tên lửa Iskander-M Nga khai hỏa
Chiến tranh hạt nhân chiến thuật tại châu Âu
Vũ khí hạt nhân chiến lược được sử dụng để tấn công phá hủy toàn bộ thành phố, một khu vực, nó có thể được đặt ở bất cứ đâu trên thế giới, như trên bộ, trên biển và trên không, được gọi là bộ ba hạt nhân (ICBM).
Vũ khí hạt nhân chiến thuật (TNW) được sử dụng tấn công vào các khu vực kiên cố, nhà kho, cơ sở hạ tầng quân sự và nhân lực trong khuôn khổ của một chiến dịch quân sự. Phạm vi sử dụng của nó không vượt quá 1000 km và thường bị giới hạn nhất là 500-600 km.
Mỹ cho rằng, trong cuộc xung đột giữa các siêu cường mà cụ thể là Nga với NATO thì các bên chỉ giới hạn sử dụng TNW. Khi xung đột xảy ra, Nga sẽ không sử dụng ICBM vì như vậy sẽ tự sát mà Nga chỉ giới hạn sử dụng TNW mà thôi.
Mỹ tin chắc Nga sẽ chỉ sử dụng TNW vì tất cả các cuộc tập trận quân sự lớn của quân đội Nga đều mô phỏng các cuộc tấn công sử dụng TNW chống lại một kẻ thù thông thường khi nguy cơ đe dọa an ninh Nga (điều kiện sử dụng VKHN trong học thuyết quân sự Nga).
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga. Ảnh minh họa.
Bộ Quốc phòng Nga gọi một chiến lược như vậy là sự leo thang hạt nhân thực thi hòa bình với sự trợ giúp của bom và tên lửa nguyên tử nhỏ chống quân xâm lược…
Bởi vậy, nếu xảy ra xung đột và có sử dụng TNW của đôi bên thì cả NATO và Nga đều biến châu Âu thành một chiến trường hạt nhân, trong khi Mỹ chỉ giới hạn bởi các căn cứ quân sự trên đó mà nước Mỹ an toàn, không dính sâu.
Đó chính là tư duy logic quân sự của Mỹ trên cơ sở trước đó Mỹ tự tin cho rằng "Mỹ là bất khả xâm phạm" khi đã thiết lập hệ thống đánh chặn ICBM mà khả năng tên lửa của Nga, Trung Quốc bay vào Mỹ rất thấp…
Tư tưởng logic quân sự của Mỹ là biến châu Âu thành một chiến trường hạt nhân và sử dụng người châu Âu chiến đấu với Nga đến người cuối cùng.
Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi đã mở ra ở trên… tuy đúng, nhưng chưa chính xác…
Đã đến lúc Mỹ ngồi xuống và nghe lời Nga nói…!
Bằng cách phá vỡ các thỏa thuận làm suy yếu cấu trúc an ninh toàn cầu, rút khỏi INF, người Mỹ hy vọng sẽ đạt được lợi thế chiến lược so với cả Nga và Trung Quốc. Do đó, họ không cần bất kỳ cuộc đàm phán nào.
Họ đã quen cai trị thế giới bằng sức mạnh, đặt thế giới dưới nòng súng của họ mà không quen một nòng súng khác chĩa vào mình…
Người Mỹ tin rằng chiến tranh hạt nhân hạn chế có thể xảy ra tại châu Âu mà ở đó Giới chóp bu Mỹ sẽ thí mạng NATO cùng các căn cứ quân sự Mỹ cùng chết với Nga mà lãnh thổ Mỹ sẽ nằm ngoài "bụi phóng xạ".
Sự tin chắc của Mỹ là có cơ sở khi Mỹ đổ hàng ngàn tỷ USD để xây dựng một hệ thống đánh chặn tên lửa bố trí quanh Nga khắp châu Âu như hệ thống Patriot, THAAD…, họ tin chắc bởi nếu có IBCM của Nga phóng lên thì hệ thống NMD đủ sức ngăn chặn.
Mỹ thử nghiệm hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD
Người Mỹ thừa biết nếu cuộc chiến tranh hạt nhân hạn chế xảy ra thì Nga sẽ tiêu diệt toàn bộ NATO ở châu Âu trong vài giờ đầu…nhưng đó là việc của Nga và châu Âu (và một ít lính Mỹ) mà không liên quan gì đến lãnh thổ và đại đa số dân Mỹ…
Người Mỹ chỉ biết rằng đến lúc đó Nga sẽ có một chiến thắng Pyrrhic (Pyrros) – một chiến thắng với tổn thất có tính hủy diệt.
Và đó là lý do Mỹ rút khỏi INF để bố trí tên lửa tầm ngắn, tầm trung quanh Nga. Rút khỏi INF, người Mỹ hy vọng rằng sẽ tăng độ hủy diệt Nga nhiều hơn trước khi Nga thực hiện chiến lược "chiến tranh hạt nhân leo thang" bằng sử dụng đòn tấn công của bộ 3 hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ.
Kể từ năm 2018, thông điệp tháng 3 của Putin đã công khai tuyên bố rằng, Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ NMD, hệ thống đánh chặn tên lửa bố trí quanh Nga khắp châu Âu như hệ thống Patriot, THAAD, trên nhóm tàu sân bay Aeggis…đã thực sự là đống rác kim loại…
Vũ khí thay đổi lối đánh là tất nhiên, nhưng lớn hơn nó còn thay đổi cả tư duy quân sự, tư duy tác chiến…
Sức mạnh bá chủ của Mỹ là trên đại dương mà hạt nhân là hạm đội tàu sân bay với chiến thuật "tác chiến không - biển" đã sụp đổ bởi Nga.
Sức mạnh bá chủ của Mỹ là biểu hiện bằng học thuyết "tấn công hạt nhân phủ đầu" đã bị Nga đáp trả đối xứng mà vô phương chống trả.
Sức mạnh bá chủ của Mỹ là "ưu thế về quân sự" đã không còn. Và, tư duy logic quân sự tồn tại trong thời bá chủ của Mỹ đã giẫy chết. Đã đến lúc Mỹ ngồi xuống, nghe Nga nói.