Không có một con đường nào trải sẵn hoa hồng, không một thành công nào không phải trải qua những giai đoạn khó khăn, khốc liệt. Nếu có một trí thông minh, nhanh nhạy, biết nắm bắt thời cuộc thì chắc chắn bạn sẽ thành công, bước qua khỏi cuộc sống nghèo khổ, bế tắc hiện tại.
Câu chuyện dưới đây là một ví dụ điển hình cho việc gây dựng một ước mơ, hoài bão đẹp, và có quyết tâm, can đảm để biến nó thành sự thật.
Nội dung bài viết được chúng tôi lược trích trong cuốn: "Những triệu phú thầm lặng" do Vũ Ngọc Ánh dịch, Alphabooks phát hành.
"Năm 1982, khi vẫn đang là một nhân viên ngân hàng thương mại tại cảng Rawang, tôi đã được nghe một câu chuyện thú vị từ một nữ khách hàng về việc con trai nuôi của bà di cư từ Malaysia sang Indonesia. Anh ấy tên Giman.
Công việc đầu tiên của anh là nhân công thu lượm trứng trong một trang trại nuôi gà tại Rawang. Anh đã để lại ấn tượng rất tốt đối với ông chủ của mình và ông ấy đã gợi ý cho anh một công việc sinh lời rất lớn: Thu mua gà hết lứa để bán làm thịt.
"Đừng trở thành một trong những người nhìn mà không thấy"
- Dr. Rusly Abdullah Phd -
Đó là một trang trại gà rất lớn. Anh bắt đầu công việc kinh doanh cung ứng gà "hết trứng" đến chợ đêm và một số cửa hàng.
Công việc tiến triển tốt đến mức anh nghỉ làm tại trang trại, tập trung vào công việc kinh doanh và bắt đầu thu mua thêm gà từ các trang trại khác nữa.
Anh mua 2 chiếc xe tải và thuê một vài nhân công để hỗ trợ mình. Khách hàng của anh ngày càng đông, từ thung lũng Klang, Hulu Langat cho tới bắc Selangor.
Sau đó, ngoài thịt gà, anh còn được người chủ cũ tạo cơ hội cung cấp trứng gà cho toàn bang Selangor.
Nhờ gây ấn tượng tốt với ông chủ, Giman đã được ông gợi ý cho 1 công việc sinh lời lớn (Hình minh họa)
Tôi đã bị cuốn hút bởi câu chuyện của bà đến mức hẹn ghé thăm bà để trò chuyện thêm về Giman. Khi tôi tới, bà đã rất hãnh diện cho tôi xem cuốn album ảnh cưới của Giman với cô cháu gái của bà.
Trong đó, có một bức Giman chụp bên chiếc BMW mới cóng của mình. Tôi rất ấn tượng với điều đó, từng là một nhân công trại gà, trở thành một ông chủ giàu có, sử hữu cơ ngơi và khối tài sản mà nhiều người như tôi mơ ước...
Tôi bắt đầu phân tích về thành công một cách nghiêm túc hơn... Tôi hài lòng với "khu vực an toàn" trong cuộc sống của mình. Tôi kiếm đủ tiền cho những chi tiêu cơ bản của gia đình... Tôi vẫn phải ở nhà trả góp, đi xe cũ - không tiết kiệm được gì, đầu tư cũng không. Ngay cả thẻ tín dụng của tôi lúc nào cũng cạn tiền.
Dù tôi cũng có những ước mơ, như xây dựng một trung tâm đào tạo cho doanh nhân chẳng hạn, tôi không đủ can đảm và quyết đoán để biến nó thành sự thật. Tôi hoài nghi về khả năng của bản thân và để sự hoài nghi đó ăn mòn sự quyết tâm của mình.
Ngay cả suy nghĩ về việc từ bỏ một công việc thoải mái, ổn định và nhàn hạ ở ngân hàng cũng khiến tôi hoảng sợ tột độ. Trong 5 năm, tôi đã đứng giữa hoài bão, ước mơ và nỗi sợ hãi cũng như lo lắng tột độ.
Tôi ghét sự nhàm chán, đơn điệu nhưng cũng sợ sảy chân thất bại. Đó là lý do tôi vẫn ông bao giờ trở thành một triệu phú. Tất cả đều do tôi dám nghĩ nhưng không dám làm, nhìn nhưng không thấy".
Nội dung được trích trong cuốn: "Những triệu phú thầm lặng" do Vũ Ngọc Ánh dịch, Alphabooks phát hành toàn quốc.
Từ xưa tới nay, định nghĩa "triệu phú" trong mắt mọi người là những người sở hữu những ngôi biệt thự, nhà cao cửa rộng, những người có chức vị và có chỗ đứng trong xã hội, được mọi người biết tới và kính nể.
Tuy nhiên, Rusly Abdulla, sau một thời gian dài nghiên cứu về những "triệu phú thầm lặng" đã cho chúng ta biết tới một khái niệm khác với từ "triệu phú" qua cuốn sách Những triệu phú thầm lặng.