Ai cũng biết Messi Campuchia - Chan Vathanaka nhiều lần chạm trán với bóng đá Việt Nam, từ màu áo CLB Boeung Ket Angkor đến tuyển Campuchia. Messi Campuchia, 23 tuổi có thể hình cực đẹp, cao to và sức mạnh nhưng một năm sang Fujieda thuộc J- League 3 của Nhật…không thể ra sân nổi. Vì sao?
Chan Vathanaka (11) đã trở lại Campuchia khoác áo Boeung Ket Angkor đá với Sanna Khánh Hòa ở Mekong Cup cách đây ít hôm
Trong màu áo của CLB và đội tuyển quốc gia Campuchia, Chan Vathanka rất hay ghi vào vào lưới các đội tuyển Việt Nam. B. Bình Dương thời đỉnh cao khi còn những Công Vinh, Đình Luật…vô địch V- League thì Chan Vathanaka từng lập cú đúp, hat trick vào lưới cựu vô địch V- League.
Trong màu áo tuyển, Chan Vathanaka có bàn san bằng 1-1 vào lưới VN trong trận vòng loại Asian Cup 2019 tại sân Olympic, Phnompenh ngày 5-9…
Trong màu áo CLB hay tuyển Campuchia, Chan Vathanaka rất hay ghi bàn vào lưới các đội Việt Nam
Trước khi sang CLB Fujieda của Nhật thì Chan Vathanaka là vua phá lưới trong nước khi ghi 48 bàn trên mọi mặt trận quốc nội và quốc tế của CLB Boeung Ket Angkor.
Cực khỏe, và chiều cao cũng như thể hình cực đẹp, sang Việt Nam thi đấu nhiều lần, các chuyên gia, các HLV đều nhìn nhận rằng, Chan Vathanka có thể khoác áo các đội Việt Nam đá V-League…
Ấy thế mà sang Fujieda từ tháng 1-2018 đến cuối mùa, Chan Vathanaka không thể ra sân đá nổi trận nào, anh chỉ đá 10 phút trong một trận mà Chan cũng không thể hiện được gì.
Tuấn Anh trong màu áo Yokohama thuộc J- League 2
Lý do Chan Vathanaka thất bại là thể yếu, kém sức mạnh cũng không có nên không thể đá được ở J- League dù là J-League 3. Thế mới biết được bóng đá Nhật dù là J-League 3 rất thấp, tương ứng giải hạng nhì Việt Nam không thôi mà ngôi sao Đông Nam Á không thể đá nổi.
Ở Đông Nam Á hiện nay Chan Vathanaka cũng nổi trội với sức mạnh, sức tì đè, tốc độ và khả năng đi bóng nhưng sang J- League…là không thể. Vậy thì sao các cầu thủ Việt Nam hòa nhập nổi ở bóng đá Nhật.
Công Vinh trong màu áo Hokkaido Sapporo Consodole
Trước đây, Công Vinh đầu quân một mùa cho Hokkaido Sapparo đá J- League 2 cũng ít có cơ hội ra sân, chủ yếu khi trận đấu an bài thì Vinh mới được tung ra. Sau đó những đàn em như Công Phượng, Tuấn Anh sang đầu quân cho Mito Hollihock và Yokohama đá J- League 2 nhưng cũng mài đũng quần trên băng ghế dự bị và cuối mùa thì chia tay.
Công Phượng cũng rất khỏe nhưng không thể trụ nổi ở Mito Hollihock
Cầu thủ Việt Nam của chúng ta thể lực, sức mạnh, sức bền rất kém làm sao tồn tại nổi ở môi trường bóng đá chuyên nghiệp Nhật dù là J- League 2 mà thôi.
Người Đông Nam Á nói chung có thể hình kém nhất, thì sức mạnh, sức bền là điều phải vượt trội mới có thể hòa nhập vào bóng đá quốc tế, thế giới, còn mọi thứ không có thì thật khó mơ xa.
Messi Campuchia, Chan Vathakana, khỏe như…bò mộng ở bình diện Đông Nam Á thế mà một mùa thất sủng ở J- League vì cái nổi trội nhất của anh là sức mạnh, sự càn lướt và sức bền. Nhưng với bóng đá Nhật thì chừng ấy chẳng là gì cả.