Từ chối thẳng những buổi họp lớp khoe mẽ, tốn thời gian, tôi tuân thủ nguyên tắc 3 -3: Vừa vui, vừa tìm được những mối kết giao khiến cuộc đời thăng hạng!

Diệu Đan |

Là một người cũng đã đi tham gia rất nhiều các buổi họp lớp, tôi đúc kết ra được nguyên tắc “3 đi và 3 không đi”.

Cuối năm là thường dịp các buổi họp lớp diễn ra rất nhiều. Cuộc sống vốn dĩ cũng cần tới nhiều những giây phút giúp ta nhớ lại một thời để nhớ, ấy vậy mà nhiều người lại cho rằng những buổi họp lớp ngày nay là những buổi tụ tập để khoe khoang về công việc, con cái, chức vụ, một số người thì lại cho rằng họp lớp là nơi gắn kết, mở rộng kết nối hiệu quả.

Vậy thì, câu hỏi đặt ra là chúng ta có nên tham dự các buổi họp lớp hay không? Là một người cũng đã đi tham gia rất nhiều các buổi họp lớp, tôi đúc kết ra được nguyên tắc "3 đi và 3 không đi".

3 không đi

01. Những buổi họp so sánh

Sự so sánh có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, và khi một nhóm người tụ tập lại với nhau, việc mọi người so sánh với nhau là điều khó tránh khỏi.

Gần đây, Lâm tham gia một buổi họp lớp các bạn ở lớp cấp 3 cũ, cảm xúc duy nhất của Lâm sau buổi họp lớp là sự tự ti, bởi anh không có nhà, không có xe hay nhiều tiền như các bạn học khác.

"Xe của tớ cũng bình thường thôi, cũng chỉ là một chiếc Audi A6 thôi."

"Tớ mới lên chức quản lý thôi, vẫn còn phải phấn đấu nhiều."

"Cho con ra nước ngoài học để nó học được nhiều điều."

Giọng điệu đầy "sự khoe khoang" của các bạn cùng lớp chẳng khác nào một màn tra tấn tinh thần đối với Lâm, một người vẫn đang vật lộn ở tầm trung.

Buổi họp lớp này chẳng khác nào một màn tranh tài quy mô lớn, phần lớn là xem ai có gì để khoe khoang, những người như Lâm chỉ có thể ngồi xem họ khoe khoang, điều này không mang lại chút ý nghĩa thực tế nào ngoài việc tự chuốc thêm phiền não cho mình.

Vậy cho nên, thay vì so sánh mọi thứ, rồi để mọi thứ dậm chân tại chỗ, tốt hơn hết, hãy cứ đi thật tốt con đường riêng của mình.

Từ chối thẳng những buổi họp lớp khoe mẽ, tốn thời gian, tôi tuân thủ nguyên tắc 3 -3: Vừa vui, vừa tìm được những mối kết giao khiến cuộc đời thăng hạng!  - Ảnh 1.

02. Những bữa tiệc khoe khoang sự giàu có

Có một thực tế đó là những thành viên giàu có, quyền lực và rất thành công trong lớp thường là những người háo hức tổ chức các buổi họp lớp nhất.

Tôi vẫn còn nhớ buổi họp lớp năm 2017, khi đó Viễn, Allen và Vân cũng có mặt, họ tự nhận mình là những người giỏi nhất lớp và ba người họ đã hết mình thể hiện sự giàu có của mình. Viễn liên tục gọi điện, nói rằng việc kinh doanh của cậu ấy đã mở rộng ra nước ngoài; Allen mang theo dây chuyền vàng, Hermès, sợ người khác không nhìn thấy; Vân còn mang theo một túi đựng ba bốn chiếc chìa khóa ô tô.

Họ vì thể diện đều nói mình rất vượt trội. Nhưng còn cái kết thì sao? Những cuộc gọi điện là giả, dây chuyền vàng cũng không phải đồ thật, và dù mang theo rất nhiều chìa khóa ô tô thì cô bạn vẫn đi làm bằng xe máy mỗi ngày.

Chỉ có bạn mới biết rõ nhất bản thân có sống tốt hay không và điều đó sẽ không trở thành hiện thực chỉ bằng việc khoe khoang trong buổi họp lớp.

Người ta thường nói, càng thiếu thốn càng thích khoe khoang. Đối với người ngoài, kiểu phô trương giàu có nhàm chán này chỉ biến bạn thành một "chú hề", hầu hết những người có năng lực thực sự đều khiêm tốn và giấu mình rất tốt.

Vì vậy, họp lớp không nên là nơi để khoe khoang với nhau, sống thật với chính mình mới là điều mà mỗi chúng ta nên làm.

03. Những cuộc gặp gỡ đầy tính nịnh bợ

Một số người tới tham dự họp lớp chỉ để xây dựng mối quan hệ. Điều phổ biến nhất trên bàn ăn là một nhóm bạn cùng lớp vây quanh một người bạn cùng lớp có cuộc sống sung túc hơn, nâng cốc chúc mừng và nở nụ cười trên khuôn mặt tươi cười, một số thậm chí còn đóng vai trò trợ lý và thỉnh thoảng hạ thấp các bạn cùng lớp khác.

Để đạt được mục tiêu của mình, có thể nói họ đã làm đủ những thứ công việc mang tính bề ngoài và cũng sẽ không bỏ lỡ bất kỳ mối quan hệ nào có thể có được.

Một người đi sẽ nhanh hơn, nhưng nhiều người đi cùng nhau mọi thứ sẽ ổn định và vững vàng hơn, câu nói này không sai, chúng ta cần học cách mượn mực từ người khác để tiến bộ và phát triển, nhưng điều này phải có giới hạn, và nó tuyệt đối không được đồng nghĩa với việc đánh mất đi lòng tự trọng của bản thân.

Từ chối thẳng những buổi họp lớp khoe mẽ, tốn thời gian, tôi tuân thủ nguyên tắc 3 -3: Vừa vui, vừa tìm được những mối kết giao khiến cuộc đời thăng hạng!  - Ảnh 2.

Ba kiểu họp lớp kể trên đều là những tương tác xã hội vô nghĩa và nó hoàn toàn không thể so sánh được với việc ở một mình nhưng đem lại cho bạn cuộc sống chất lượng cao.

Nhưng, có những buổi họp lớp, tôi khuyên bạn nên tham gia.

3 đi

01. Tích lũy được mối quan hệ tích cực

Những bữa tiệc khác nhau có lẽ là điều không thể tránh với những người đi làm, và họp lớp chính là bữa tiệc cao cấp không tốn quá nhiều tiền. Nếu bạn muốn, đây cũng có thể là cơ hội tốt để bạn mở rộng mạng lưới quan hệ theo hướng tích cực.

Nếu trong lớp có các bạn là trưởng khoa sản phụ khoa, hiệu trưởng một trường tiểu học, hiệu trưởng một trường trung học cơ sở, v.v., và nếu trở nên quen thuộc với nhau hơn ở hiện tại, vậy thì bạn rất có thể sẽ nhận được sự giúp đỡ của họ trong tương lai.

Nhưng đừng chỉ lao vào bàn ăn và lập tức trao danh thiếp giống như Ned Ryerson, nhân viên bán bảo hiểm nhân thọ trong bộ phim "Groundhog Day".

Làm thế nào để thiết lập mạng xã hội hiệu quả trong buổi họp lớp? Hãy ghi nhớ những điểm sau:

① Tìm hiểu trước bối cảnh của các bạn cùng lớp

Khi bạn đã xác định được những người cụ thể có thể giúp bạn trong sự nghiệp, bạn có thể có những cuộc trò chuyện dài hơn với họ, thảo luận mọi thứ ngoại trừ việc họ có thể giúp đỡ bạn, và bạn sẽ ngạc nhiên về những gì mình phát hiện được, họ sẽ rất vui lòng khi giúp đỡ bạn sau này.

② Cung cấp giá trị bản thân

Không có điều gì khiến đối phương cảm thấy khó chịu hơn là việc khoe khoang về thành công của bạn. Tiền đề của việc tích lũy cho mình những mối quan hệ đúng đắn là trước tiên chúng ta phải cung cấp giá trị của chính mình và xem xét những gì chúng ta có thể cung cấp cho người khác. Chỉ bằng cách này, người khác mới chủ động kết nối với chúng ta.

③ Tiếp cận những người bên ngoài vòng kết nối vốn có của bạn

Các cuộc họp lớp là một nơi thân thiện, Vallabhbhai Patel từng nói: "Bạn là ai khi còn là thiếu niên không nói lên rằng ở hiện tại bạn là ai, vì vậy hãy loại bỏ những suy nghĩ cố hữu của bạn". Người mà bạn chưa từng tiếp xúc trước đây rất có thể sau này sẽ trở thành đối tác của bạn.

Vai trò quan trọng của mạng lưới xã giao là giúp bạn kết nối kiến thức: Trong thời đại này, "kết nối" giữa mọi người có thể giúp bạn học nhanh hơn, có tầm nhìn rộng hơn và suy nghĩ toàn diện hơn, và đây là cách học hỏi hiệu quả hơn so với việc học một mình.

Từ chối thẳng những buổi họp lớp khoe mẽ, tốn thời gian, tôi tuân thủ nguyên tắc 3 -3: Vừa vui, vừa tìm được những mối kết giao khiến cuộc đời thăng hạng!  - Ảnh 3.

02. Những cuộc tụ họp nơi mọi người giúp đỡ lẫn nhau

Tình bạn trong cùng một lớp đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời một con người vì chúng ta là những người đồng trang lứa, vì chúng ta có cùng trải nghiệm và vì chúng ta có những chủ đề chung.

Rất nhiều khi, trong một khoảnh khắc hay giai đoạn nào đó, chúng ta hoàn toàn có thể là chỗ dựa của nhau.

Bạn cùng lớp của tôi, Lưu, từng chia sẻ rằng bản thân đang rơi vào trạng thái chán nản vì thất bại trong việc khởi nghiệp kinh doanh riêng trong một buổi họp lớp. Sau khi biết được sự việc, các bạn học đều kiên nhẫn lắng nghe Lưu kể lại câu chuyện khởi nghiệp của mình, suy cho cùng, lắng nghe là niềm an ủi tốt nhất đối với một con người.

Các bạn cùng lớp nhiệt tình hơn sẵn sàng giúp đỡ Lưu và đưa ra cho cậu ấy một số gợi ý để khởi nghiệp và đầu tư tài chính.

Sau đó, mọi người đều để lại thông tin liên lạc cho nhau, mỗi dịp họp mặt, mọi người thỉnh thoảng cũng vẫn sẽ hỏi thăm tình hình của cậu ấy.

Vàng chỉ tìm thấy sau khi sóng cuốn cát đi, một buổi họp lớp đôi khi cũng là nơi giúp mỗi chúng ta tìm lại được lý tưởng, khát vọng ban đầu và cả sức mạnh để làm lại từ đầu.

Từ chối thẳng những buổi họp lớp khoe mẽ, tốn thời gian, tôi tuân thủ nguyên tắc 3 -3: Vừa vui, vừa tìm được những mối kết giao khiến cuộc đời thăng hạng!  - Ảnh 4.

03. Những buổi họp lớp trao đổi thông tin

Wu Yiming, giáo sư tại Trường Phát triển Xã hội của Đại học Sư phạm Nam Kinh, Trung Quốc từng chia sẻ rằng khi những người có tình cảm, lý tưởng và trách nhiệm thực sự khi ngồi lại với nhau sẽ không so sánh để khoe khoang sự giàu có chứ đừng nói đến xu nịnh nhau, thay vào đó, họ sẽ phối hợp hành động vì các giá trị và mục tiêu chung.

Mỗi người trong chúng ta đều có những nhóm xã hội riêng của mình. Trong giới kinh doanh Trung Quốc cũng có những "buổi họp lớp", quy tụ hầu hết các doanh nhân hàng đầu của nước này, và họ chỉ tụ tập với nhau hai lần một năm. Ở đó, họ khiêm tốn và không bao giờ khoe khoang.

Có thể kể tới một số thành viên trong giới kinh doanh đó là người sáng lập Tencent, Mã Hóa Đằng, Chủ tịch tập đoàn Wanda, Vương Kiện Lâm, Chủ tịch tập đoàn Wantong, Phùng Luân, người sáng lập Alibaba, Jack Ma, v.v.

Khác với bầu không khí cạnh tranh phức tạp nơi thương trường, "buổi họp lớp" này của họ tương đối đơn giản, họ đều là những nhân vật kinh doanh hàng đầu ở Trung Quốc, họ phân tích những vướng mắc và lúng túng mà các công ty gặp phải, tìm ra những giải pháp đột phá và liên lạc với nhau để chia sẻ kinh nghiệm của họ về sự đổi mới.

Họ không chỉ đạt được một địa vị đáng ghen tị ở nhóm này mà chính việc trao đổi các nguồn lực xã hội và thông tin đã tạo ra cầu nối liên lạc giữa họ.

Họp lớp cũng cần biết khi nào nên nắm lúc nào nên buông, khi nào nên cương và lúc nào cần nhu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại