Sự việc xảy ra trong nhà máy điện tử Fumeisi ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cách đây không lâu.
Theo trang báo điện tử Sina, từ ngày 22/2 vừa qua, một nhóm công nhân đã bị gọi vào một nhà xưởng của công ty, xếp thành vài hàng chịu phạt "đứng tập thể".
Nguồn cơn của sự việc này bắt đầu từ chế độ tăng ca trong nhà máy. Các công nhân làm việc tại đây cho biết, họ bị ép tăng ca từ từ 2 đến chủ nhật, thời gian làm việc phần lớn đều trên 12 tiếng, không còn thời gian nghỉ. Lượng công việc quá nhiều khiến họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Trước vấn đề này, người đứng đầu nhà máy cho biết, vì lượng công việc nhiều nên phải đề nghị công nhân tăng ca. Tuy nhiên, người này phủ nhận việc cưỡng chế, ép buộc nhân viên. Trước khi nghỉ cuối tuần, họ đều để nhân viên tự chọn có làm thêm hay không.
Nhà máy điện tử Fumeisi ở thành phố Quảng Châu.
Sina cho hay, vào ngày 19/2 vừa qua, một bộ phận đông đảo các công nhân đã chọn không tăng ca vào cuối tuần và họ đã nhận được 1 tin nhắn do phòng nhân sự gửi đến, thông báo rằng "từ thứ Hai bắt đầu nghỉ".
Vì các công nhân không hiểu ý của nhân viên phòng nhân sự, cũng không suy nghĩ thấu đáo, nên cho đến thứ Hai tuần sau đó, khi chuẩn bị trở lại nhà máy làm việc, họ đã bị bảo vệ cặn lại.
Nói một hồi lâu, nhóm công nhân này mới được vào. Tuy nhiên tại đây, họ cũng được thông báo không được vào bên trong xưởng mà chỉ có thể đợi ở 1 một phòng riêng tại đó, có thể hút thuốc, uống nước nhưng không được sắp xếp công việc.
Liên tiếp vài ngày bị đối xử như vậy, một người liền đề nghị được về nhà nhưng theo quy định của công ty, họ phải được cấp trên có liên quan ký "giấy cho phép đi" mới được tự do ra vào nhà máy, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định.
Không còn cách nào khác, nhóm người này đã tìm cấp trên của họ để xin giấy phép nhưng không thể liên lạc được, đành phải tiếp tục đợi trong căn phòng nói trên.
Cho đến sáng 22/2, một số công nhân cho biết họ đột nhiên bị ra xưởng để chịu "phạt đứng", trong đó có một người thể lực kém đã ngất xỉu, gục xuống nhà. Thế nhưng, sau khi được đi đi cấp cứu, thấy đã khỏe hơn, người này trở về nhà máy.
Nhưng sự việc chưa dừng lại ở đó. Đến buổi trưa, vì cảm thấy trong người không khỏe nên người này xin phép được về nhà nghỉ, thế nhưng đọi điện thoại suốt 3 giờ liên tục, vẫn không có cán bộ quản lý trực tiếp nào nghe máy nên không thể ra khỏi nhà máy.
Phóng viên trang Sina đã chủ động liên hệ với người phụ trách việc này nhưng việc liên hệ gặp nhiều khó khăn và không nhận được câu trả lời rõ ràng.
Ngay cả phía cơ quan chức năng hữu quan, trực tiếp quản lý công ty này cũng không thể liên lạc được.