Fast Facts
Tên loài động vật: Hổ Siberia
Loài: Động vật có vú
Tình trạng tồn tại: Có nguy cơ tuyệt chủng
Chế độ ăn: Thịt sống
Chiều dài cơ thể trung bình: 3,3 mét
Cận nặng trung bình: Hơn 300 Kg
Hình ảnh: Kích thước tương đối giữa hổ Siberia với một người cao 2 mét. (Ảnh: NatGeo).
Là một trong những "quái thú" nguy hiểm bậc nhất nước Nga và trên thế giới, hổ Siberia được mệnh danh là "Chúa tể dũng mãnh của rừng Taiga".
"Chúa tể rừng Taiga" - Hổ Siberia.
Sinh sống chủ yếu tại vùng đông nam nước Nga (ở ven bờ các sông Amur và Ussuri) và một số ít ở Trung Quốc và Triều Tiên, hổ Siberia còn có các tên gọi khác như: Cọp phương Bắc, hổ Amur, hổ Ussuri hay hổ Mãn Châu.
Bản đồ phân bố của hổ Siberia trên thế giới (màu đỏ). Ảnh: NatGeo.
Với khoảng 400 con hổ hoang dã còn sinh sống, cọp phương Bắc có thể phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nếu không được bảo vệ cẩn thận. Các nhà khoa học lo sợ, có thể vào năm 2020, sẽ không còn một con hổ Siberia nào sinh sống nữa.
"Vũ khí chết người" của "quái thú" rừng Taiga
Là loài động vật thuộc họ mèo lớn nhất trên thế giới, hổ Siberia sở hữu khối cơ thể khổng lồ: Con hổ lớn nhất từng ghi nhận nặng kỷ lục tới 465 kg, dài 3,7 mét.
Hổ Siberia dài gần 4 mét và nặng gần 500kg.
Ở chúng, sức mạnh, sự dũng mãnh và tinh khôn được hòa chung làm một tạo nên sự nguy hiểm khó đoán của "chúa tể rừng Taiga".
Các vũ khí "chết người" mà hổ Siberia sở hữu là cặp móng sắc nhọn, cú vả như trời giáng và cơ hàm cùng những chiếc răng sắc nhọn có lực cắn mạnh khủng khiếp.
Cặp nanh mãnh thú của hổ Siberia.
Thói quen đi săn ban đêm (đôi khi là ban ngày) của chúng khiến cho hàng loạt các loài động vật "thấp bé nhẹ cân" khác như lợn rừng, nai, gấu con, thỏ... khiếp sợ.
Mặc dù nặng đến 500 kg, nhưng hổ Siberia có kỹ năng săn mồi tuyệt đỉnh, chúng có thể di chuyển và ẩn nấp để "định vị" con mồi.
Khi thời cơ đến, "quái thú" rừng Taiga này tung cú nhảy dũng mãnh kèm theo đó là cú vả và đớp có lực cắn khủng khiếp, khiến con mồi giãy giụa trong đau đớn, quằn quại.
"Quái thú" rừng Taiga giết chết con mồi bằng cách chế ngự rồi cắn nát tủy sống đối với các con mồi nhỏ; hoặc tập trung cắn 1 cú chí mạng vào cổ con mồi lớn.
Màn song đấu kinh hoàng giữa 2 con "quái thú"
"Long hùm" tranh đấu.
Trong một buổi trưa nắng, một chú hổ đang nhởn nhơ kiếm mồi bỗng gặp một con hổ khác to lớn hơn xộc ra.
Thuộc hàng ngang sức ngang tài với nhau, hai con hổ lao vào quyết chiến. Vì cùng loài, nên chúng hiểu được sức mạnh của đối phương.
Vậy điều gì khiến kẻ còn lại thất bại? Tốc độ hay lực cắn kinh hoàng từ "hàm thép"? Sẽ thế nào nếu 2 loài hổ "kỳ phùng địch thủ" này song đấu? Chiến thắng sẽ thuộc về...?
Xem video:
"Long hùm tranh đấu". Video: Wildlife videos.
Ảnh: Internet