Tự bắn vào chân mình: Đòn giáng có thể làm tê liệt tàu ngầm "đủ sức xóa sổ 1 quốc gia" của Nga

Lâm Vy |

Mối đe dọa lớn nhất đối với các tàu ngầm lớp Borei lại nằm ngay chính trong lòng Hải quân Nga.

Đôi nét về tàu ngầm lớp Borei

Theo nhà phân tích Mark Episkopos trên tạp chí National Interest, tàu ngầm thế hệ 4 lớp Borei của Nga được "thai nghén" vào đầu những năm 1980, nó được xem là một bước tiến lớp trong ngành công nghệ tàu ngầm Nga. Đây là một thiết kế mới và hiện đại so với các tàu ngầm tiền nhiệm lớp Delta và Typhoon.

Trang bị tên lửa Bulava có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm lớp Borei được kỳ vọng sẽ giúp duy trì thành phần tàu ngầm trong bộ ba hạt nhân của Nga nhiều thập kỷ tới. Bên cạnh đó, theo truyền thông Nga, với khả năng mang vũ khí hạt nhân với sức mạnh khủng khiếp, tàu ngầm lớp Borei sẽ đủ sức xóa sổ các thành phố lớn, thậm chí cả quốc gia nhỏ chỉ bằng một đòn đánh.

Nhưng đã gần 4 thập kỷ trôi qua kể từ khi được khởi xướng, dự án Borei đã đạt được điều gì? Và triển vọng của nó ra sao?

Tự bắn vào chân mình: Đòn giáng có thể làm tê liệt tàu ngầm đủ sức xóa sổ 1 quốc gia của Nga - Ảnh 1.

Tàu ngầm lớp Borei của Nga. Ảnh: The Drive

Trong khi Nga dành nhiều nỗ lực hiện đại hóa cho việc nâng cấp các loại vũ khí từ thời Liên Xô thì tàu ngầm lớp Borei (hay đề án 955) lại là một ý tưởng thiết kế hoàn toàn mới. Hải quân Nga từng sẵn sàng xúc tiến dự án hiện đại hóa tàu ngầm lớp Typhoon nhưng sau đó đã phải hủy bỏ do những lo ngại về chi phí.

Khi hình dung về thế hệ tàu ngầm tiếp theo, các kỹ sư Nga đã đặt ra tiêu chí là chế tạo lớp Borei với kích cỡ nhỏ hơn và nhẹ hơn đáng kể so với tàu ngầm lớp Typhoon. Kết quả, tàu ngầm lớp Borei nhẹ hơn 2 lần so với lớp Typhoon (24.000 tấn so với 48.000 tấn) và có chiều rộng hẹp hơn đáng kể nhưng có thể di chuyển với tốc độ nhanh hơn một chút.

Các tàu ngầm lớp Borei cho thấy những tiến bộ trong quy trình vận hành và khả năng cơ động, ngay cả khi chúng mang tải trọng vũ khí lớn hơn nhiều. Tên lửa RSM-56 Bulava trên tàu ngầm lớp Borei có khả năng mang đầu đạn hạt nhân 550 kiloton, vượt trội rõ rệt so với tên lửa đạn đạo R-39 Rif 100 kiloton trên tàu ngầm lớp Typhoon.

3 tàu ngầm lớp Borei đã đi vào hoạt động trong năm 2006. Năm 2008, Hải quân Nga tuyên bố 7 chiếc Borei còn lại mà họ lên kế hoạch đến năm 2024 sẽ thuộc phiên bản Borei II (còn gọi là đề án 955A), với độ ồn thấp hơn, tính năng thông tin liên lạc, cũng như khu sinh hoạt của thủy thủ đoàn được tăng cường và sửa đổi.

Mặc dù trước đây có nhiều đồn đoán rằng các tàu ngầm lớp Borei II sẽ trang bị 20 ống phóng tên lửa Bulava nhưng các báo cáo hiện tại cho thấy có vẻ toàn bộ lớp Borei sẽ trang bị 16 ống phóng tên lửa.

Nguy cơ tê liệt vì vấn đề chi phí

Trên lý thuyết, dự án Borei là sự cải tiến rõ rệt so với các lớp tàu tiền nhiệm và có vẻ có khả năng đáp ứng cao hơn đối với nhu cầu răn đe hạt nhân dưới biển của Nga. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Episkopos, vẫn còn một vấn đề đang đe dọa làm tê liệt sự phát triển của dự án này nếu nó không được kiểm soát: Đó chính là vấn đề chi phí.

Nhìn bề ngoài, các tàu ngầm lớp Borei có vẻ mang lại hiệu quả đáng kể về chi phí. Tàu ngầm thế hệ cũ có tính năng tương tự Borei, như lớp Ohio của Mỹ, có chi phí 2 tỷ USD/tàu, trong khi mức chi phí của một tàu ngầm lớp Borei chỉ là 890 triệu USD.

Thế nhưng, thách thức nằm ở chỗ Nga khó có thể duy trì được mức chi phí [dù đã giảm đáng kể] này bởi họ còn đang tiến hành cùng lúc nhiều dự án lớn trong khi ngân sách quốc phòng đã eo hẹp nhiều so với trước.

Những ước tính trên chưa tính đến phần chi phí gia tăng sau các cải tiến trên tàu ngầm Borei II hay các chi phí nghiên cứu và phát triển trong quá trình thiết kế tàu ngầm mới và hệ thống vũ khí dành cho nó.

Tự bắn vào chân mình: Đòn giáng có thể làm tê liệt tàu ngầm đủ sức xóa sổ 1 quốc gia của Nga - Ảnh 2.

Vấn đề chi phí có thể sẽ làm tê liệt dự án tàu ngầm Borei. Ảnh: RT News

Tên lửa Bulava có vẻ đã hoàn tất, nhưng đó là sau một chuỗi những trực trặc, sai lệch trong hệ thống dẫn hướng và thậm chí là một vụ nổ động cơ.

Trong khi đó, một số nguồn tin quân sự nội bộ tiết lộ với truyền thông Nga rằng phiên bản tiếp theo của Borei, gọi là đề án 955B, đã bị hủy bỏ do không đáp ứng được tiêu chí về hiệu quả/chi phí.

Càng gây thêm nhiều nghi ngờ về tương lai của dự án Borei là những báo cáo cho thấy Hải quân Nga sẽ không thi triển hai đơn đặt hàng tàu ngầm lớp Borei mà họ họ dự kiến vào giữa năm 2020.

Chưa hết, Nga còn cần phải cân đối chi phí của dự án Borei với một dự án tàu ngầm lớn khác, gọi là lớp Yasen. Chi phí sản xuất của tàu ngầm Severodvinsk (chiếc đầu tiên lớp Yasen) đã lên tới 1,5 tỷ USD.

Ông Episkopos cho rằng, về cốt lõi, tàu ngầm lớp Borei đã thực hiện tốt vai trò quan trọng trong bộ ba hạt nhân của Nga. Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem liệu Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch củng cố dự án Borei để giải quyết vấn đề tài chính của dự án này trong dài hạn hay không. Và nếu có thì họ sẽ làm như thế nào?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại