Tu-95LAL - Máy bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của LX

ĐTN |

Tu-95LAL là một chiếc máy bay thử nghiệm, được thiết kế với mục đích xem liệu lò phản ứng hạt nhân có thể sử dụng để cấp nguồn cho chiến đấu cơ hay không?

Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã có một chương trình máy bay thử nghiệm chạy bằng năng lượng hạt nhân tương tự như chiếc Convair XB-36H Crusader của Mỹ.

Không cần phải tiếp nhiên liệu, một phi cơ sử dụng năng lượng hạt nhân sẽ có tầm hoạt động rất rộng so với các thiết kế thông thường.


Máy bay thử nghiệm bay bằng động cơ hạt nhân XB-36H Crusader

Máy bay thử nghiệm bay bằng động cơ hạt nhân XB-36H Crusader

Vào ngày 12/8/1955, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ban hành chỉ thị nghiên cứu máy bay bay bằng năng lượng hạt nhân.

Các phòng thiết kế của Andrei Tupolev, Vladimir Myasishchev trở thành đơn vị chịu trách nhiệm chính, trong khi N. D. Kuznetsov và A. M. Lyulka được chỉ định để phát triển động cơ.

Họ đã chọn tập trung vào hệ thống chu kỳ trực tiếp, thử nghiệm động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet), động cơ máy bay phản lực và thậm chí cả động cơ turbine cánh quạt.

Văn phòng Tupolev biết sự phức tạp của nhiệm vụ được phân công, ước tính rằng sẽ phải mất hai thập kỷ trước khi tạo ra một mẫu thử hoàn thiện. Họ cho rằng loại máy bay này có thể xuất hiện vào cuối thập niên 1970 hoặc đầu 1980.

Để thu thập kinh nghiệm, Tupolev đề xuất xây dựng một nền tảng thử nghiệm bay càng sớm càng tốt, lắp đặt một lò phản ứng nhỏ trong một chiếc Tupolev Tu-95 để tạo ra biến thể Tu-95LAL.


Máy bay thử nghiệm Tu-95LAL

Máy bay thử nghiệm Tu-95LAL

Lò phản ứng VVRL-LOO lắp đặt trong khoang chứa bom của máy bay, đòi hỏi bộ phận tạo hình khí động học trên đầu và dưới.

Từ năm 1961 - 1969, Tu-95LAL hoàn thành hơn 40 chuyến bay nghiên cứu. Hầu hết trong số này được thực hiện với lò phản ứng không hoạt động.

Mục đích chính của giai đoạn trên là kiểm tra hiệu quả của việc che chắn bức xạ, đó là một trong những mối quan tâm chính của các kỹ sư. Natri lỏng, berili oxit, cadmium, sáp paraffin và thép tấm được sử dụng để bảo vệ.

Hiệu quả che chắn đã gây tranh cãi, hầu hết các nguồn tin nói rằng ít nhất là đủ để đảm bảo thực hiện công việc, và thực sự thiết kế của các mẫu thử nghiệm tiếp theo, phiên bản Tu-119 đã được bắt đầu.


Lò phản ứng VVRL-LOO lắp trong khoang chứa bom của Tu-95LAL

Lò phản ứng VVRL-LOO lắp trong khoang chứa bom của Tu-95LAL

Ở Mỹ, công việc phát triển máy bay bay bằng năng lượng hạt nhân đã bị hủy do chi phí và vấn đề môi trường.

Các tên lửa đạn đạo liên lục địa cho thấy được tiềm năng của nó, nên chương trình máy bay sử dụng năng lượng hạt nhân đắt tiền không còn cần thiết nữa và nó đã bị hủy bỏ.


Bản vẽ của Tu-95LAL, có thể thấy lò phản ứng đặt ở khoang chứa bom và nằm ở giữa thân máy bay, cung cấp hơi nước được đun nóng với áp suất lớn làm quay các turbine cánh quạt

Bản vẽ của Tu-95LAL, có thể thấy lò phản ứng đặt ở khoang chứa bom và nằm ở giữa thân máy bay, cung cấp hơi nước được đun nóng với áp suất lớn làm quay các turbine cánh quạt

Giai đoạn tiếp theo của việc phát triển máy bay ném bom chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ là chiếc Tupolev Tu-119 - biến thể sửa đổi từ Tu-95.

Tu-119 sẽ sử dụng cả nhiên liệu kerosene và hạt nhân: 2 động cơ hạt nhân Kuznetsov NK-14A nằm phía trong được cung cấp nhiệt từ một lò phản ứng lắp trong thân, trong khi 2 động cơ turbine cánh quạt Kuznetsov NK-12 nằm phía ngoài.

Tu-119 không bao giờ được hoàn thành do dự án máy bay ném bom bay bằng năng lượng hạt nhân bị hủy bỏ vì lý do chi phí và rủi ro tác động đến môi trường nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại