TT Trump đi nước cờ "rối loạn" ở Syria: Damascus và Moscow phải làm gì để hất cẳng Mỹ?

Bảo Lam |

QĐ Mỹ đã rút và nhường lại "việc tuần tra biên giới cho các bên khác", nhưng vẫn để lại gần 1.000 lính để kiểm soát các mỏ dầu Syria. TT Trump muốn đạt được gì bằng nước cờ này?

TT Syria Basar Assad thắng lớn...

Khách quan mà nói, chính quyền hợp hiến tại Damacus của Tổng thống Assad đã có thể đạt được những thành công lớn là nhờ sự trợ giúp tích cực của Moscow và Tehran. Những vùng lãnh thổ quan trọng ở phía bắc đất nước trong đó có các thành phố then chốt như Manbij đã được kiểm soát.

Người Syria từng bước khôi phục được khả năng tiếp cận biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara, về phần mình, đã chiếm đóng một phần lớn lãnh thổ tiếp giáp biên giới của Syria với mục đích thiết lập khu đệm và đưa những người tị nạn tới đó.

Theo quan điểm quân sự, tình hình liên quan tới người Syria và các đồng minh không đến nào, còn việc người Mỹ rút quân được coi như sự thừa nhận thất bại.

Việc Tổng thống Basar Assad có thể đứng vững sau nhiều năm chịu sự can thiệp và áp lực từ các lực lượng thù địch bên ngoài là thành công không thể nghi ngờ về mặt chính trị.

Tuy nhiên, về mặt kinh tế, Syria đang gặp phải các vấn đề rõ nét – những thứ mà những người chiến thắng đang "chia chác" với nhau lãnh thổ của Syria sẽ phải đối mặt.

Cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm đã tàn phá đất nước mà trước đây phát triển ổn định nhờ lĩnh vực nông nghiệp và dầu mỏ. Lĩnh vực công nghiệp bị phá huỷ, hơn một nửa người dân Syria đang thất nghiệp.

Hàng triệu người Syria đã phải bỏ chạy sang những nước khác. Hơn 80% người dân Syria sống trong nghèo đói. Lạm phát phi mã, cùng với đó là những biện pháp trừng phạt đối với chính quyền Damacus.

Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ít nhiều sẽ phải đối mặt với tất cả những điều này. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý tới cách hành xử của Mỹ, quốc gia nhanh chóng "sắp xếp vali" và đi nhanh ra phía cửa.

TT Trump đi nước cờ rối loạn ở Syria: Damascus và Moscow phải làm gì để hất cẳng Mỹ? - Ảnh 2.

Quân đội Mỹ đang kiểm soát những mỏ dầu ở Syria.

... nhưng chưa thể mừng vội

Có thể giải mã thông điệp "tiền hậu bất nhất" được giới quan sát quốc tế đánh giá là "rối tinh rồi mù" của Donald Trump như thế nào khi ông cứ thay đổi liên xoành xoạch, lúc thì tuyên bố rút quân rồi lại thay đổi?

Tuy vậy, cuối cùng thì tất cả đã rõ, điều đặc biệt quan trọng là Tổng thống Mỹ vẫn giữ lại cho mình quyền kiểm soát dầu mỏ của Syria: "Chúng tôi để binh lính ở lại (Syria), bởi vì chúng tôi sẽ giữ lại (cho mình) dầu mỏ. Tôi thích dầu mỏ. Chúng tôi sẽ giữ lại (cho mình) dầu mỏ".

Nói cách khác, Damacus với các đồng minh của mình đã bị cắt đứt khỏi việc sử dụng nguồn tài nguyên trong nước, thứ cần thiết để khôi phục đất nước. Đồng thời, Mỹ có được nguồn tài nguyên dầu mỏ mà không phải chịu bất cứ khoản thuế nào.

Nguồn tài nguyên này được vận chuyển bằng các xe chở dầu tới quốc gia láng giềng Iraq, nơi nó được hợp thức hoá dưới dạng tài nguyên của địa phương, còn sau đó hoặc là sẽ được xuất khẩu, hoặc là được chế biến tại các nhà máy lọc dầu bản địa và được đưa trở lại Syria.

Toàn bộ khoản lợi nhuận nhiều triệu đôla từ hoạt động phi pháp nhưng mang tính công khai này sẽ rơi vào tay giới quân sự Mỹ, mà một phần, có thể, sẽ được chuyển thành các khoản hỗ trợ cho các nhóm vũ trang người Kurd.

TT Trump đi nước cờ rối loạn ở Syria: Damascus và Moscow phải làm gì để hất cẳng Mỹ? - Ảnh 3.

Quân cảnh Nga tuần tra ở miền Bắc Syria.

Damascus và Moscow sẽ phải làm gì đây? Tập hợp các đơn vị và đi đánh chiếm lại các mỏ dầu? Hồi tháng 2 năm ngoái, các lính đánh thuê "Wagner" (Nga) đã từng thử làm điều đó.

Các thông tin về những người Nga thiệt mạng trong chiến dịch này rất khác nhau, nhưng thực tế vẫn còn đó: Không quân Mỹ đã oanh tạc tất cả những kẻ nào có ý định giành quyền kiểm soát các mỏ dầu của họ.

Có thể không cần phải nghi ngờ rằng lịch sử sẽ lặp lại. Khi đó thì Không quân Nga sẽ săn lùng các xe chở dầu của Mỹ hay sao?

Xác suất rất lớn rằng các máy bay của Nga sẽ bị bắn hạ, mà điều đó có thể kéo theo một cuộc đụng độ trực tiếp với Mỹ ở một chiến trường xa xôi, thứ mà Moscow không hề muốn chút nào.

Điều hợp lý hơn cả có lẽ là gây áp lực tổng thể lên phía Mỹ. Người dân địa phương sẽ phải đứng lên chống lại mọi sự hợp tác với những kẻ xâm lược. Từ phía Syria và Iraq, những lực lượng bí mật có thể gây ra hàng loạt các khó khăn cho những đoàn xe vận chuyển dầu.

Các công dân Mỹ phải thường xuyên được cập nhật những thông tin liên quan tới các binh lính Mỹ bỏ mạng khi thực hiện hoạt động ăn cướp một cách trắng trợn, thứ mà các đối thủ chính trị của Trump có thể tận dụng.

Sớm hay muộn, cái giá phải trả sẽ trở nên quá lớn đối với Nhà Trắng, và các mỏ dầu sẽ được bàn giao cho người Kurd kiểm soát. Và tiếp đến vấn đề sẽ là của Damacus.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại