Hải quân Nga phô diễn lực lượng.
Sudan sẽ giao đất vô thời hạn cho Nga để xây dựng căn cứ. Moscow có thể triển khai không quá 300 nhân sự và không quá 4 tàu chiến, bao gồm cả chiến hạm trang bị động cơ năng lượng hạt nhân.
Ngoài ra, qua những cảng biển của nước này, Nga có thể đưa vào và ra các loại vũ khí, đạn dược và mọi thiết bị cần thiết để căn cứ hoạt động và "thực hiện các nhiệm vụ bằng những tàu chiến".
Các hoạt động này sẽ không bị thu phí và những khoản lệ phí khác. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra – Nga cần căn cứ ở Sudan tới mức nào mà Hải quân Nga luôn và ngay thực hiện mệnh lệnh từ Tổng thống Putin?
Trước đây ra sao?
Những vấn đề về cải thiện cơ sở đóng quân của Hải quân Nga luôn luôn nhận được quan tâm hàng đầu từ Moscow. Cần phải nói thẳng rằng, lịch sử phát triển các căn cứ của Hải quân Liên Xô, phần nhiều, chứa đựng đầy ắp những câu chuyện đáng buồn.
Trong nhiều năm, Hải quân Liên Xô từng nắm trong tay các trạm hậu cần, trạm đóng quân, những căn cứ hải quân tại Cuba, Ba Lan, Đức, Phần Lan, Somali, Việt Nam, Syria, Yemen, Ethiopia, Ai Cập, Libya và một loạt các quốc gia khác.
Đến nay, phần lớn các căn cứ, vì nhiều lý do khác nhau, đã bị mất. Điều này được lý giải rằng vấn đề triển khai các căn cứ hải quân không thể tách rời với chính trị và mối quan hệ giữa các nước.
Lấy ví dụ, đến giữa thập niên 50, ban lãnh đạo nhà nước Liên Xô đã đi tới kết luận cho rằng đã tới lúc phải loại bỏ căn cứ Porkala Udd ở Phần Lan, nơi từng phục vụ Hải quân Liên Xô từ năm 1944: Nó chỉ khiến người dân Phần Lan cảm thấy khó chịu và làm xấu đi mối quan hệ giữa hai nước, trong khi nó chẳng hề có ý nghĩa tác chiến-chiến lược đặc biệt nào.
Căn cứ hải quân Vlera tại Albania cũng có lịch sử đáng quan tâm. Đây từng là nơi đóng quân của lữ đoàn gồm 12 tàu ngầm Liên Xô.
Vào năm 1961, vì những bất đồng về lý tưởng của Tirana và Moscow, mối quan hệ song phương đã bị cắt đứt. Điều này kéo theo việc phải nhanh chóng sơ tán căn cứ, 4 chiếc tàu ngầm Liên Xô ở thời điểm đó đang được sửa chữa đã bị người Albania chiếm.
Bên cạnh đó, không phải lúc nào ban lãnh đạo đất nước cũng có thể tác động lên tình hình. Lấy ví dụ, căn cứ hải quân Berber trên bờ biển Vịnh Aden, nơi Liên Xô đã xây dựng hẳn một cảng nước sâu và đường băng cất hạ cánh thuộc hạng nhất lớn nhất châu Phi, đã bị mất vào năm 1977 do cuộc chiến tranh của Somali với Ethiopia.
Hải quân Liên Xô đã đánh mất một địa điểm vô cùng quan trọng để neo đậu tàu chiến, một nút liên lạc quan trọng, trạm theo dõi, nhà kho bảo quản các tên lửa chiến thuật, cũng như nơi chứa một lượng lớn nhiêu liệu và nhà ở cho 1,5 nghìn người.
Mỹ ngay lập tức thế chỗ của Liên Xô tại Somali.
Đường băng cất hạ cánh đã được chuyển cho binh lính Mỹ quản lý và trước khi Somali tan rã vào năm 1991, nó từng nằm trong danh sách các đường băng hạ cánh dự phòng dành cho những tàu vũ trụ Shuttle của Mỹ.
Hai năm sau khi mất căn cứ tại Somali, Liên Xô đã mở căn cứ hải quân Cam Ranh tại Việt Nam. Nó được coi là một trong những vị trí thuận lợi nhất để neo đậu tàu thuyền trên Thái Bình Dương.
Ảnh vẽ chiến hạm Hải quân Liên Xô tại căn cứ Cam Ranh (vào năm 1985) trong kho tư liệu ảnh của Lầu Năm Góc.
Tại quân cảng Cam Ranh thường xuyên có mặt khoảng 20-25 tàu thuyền của Hải quân, gần 40 máy bay-do thám, tiêm kích các loại. Tuy nhiên, vào năm 2001, Nga bắt đầu rút lực lượng quân sự của mình trước thời hạn khỏi lãnh thổ Việt Nam. Những binh lính Nga cuối cùng rời khỏi Cam Ranh vào tháng 5/2002.
Ngoài ra, các tàu chiến của Hạm đội hải quân Liên Xô (Nga) thỉnh thoảng vẫn thả neo tại những trạm hậu cần ở Angola, Guinea, Tunisia và Ethiopia, cũng như cập cảng Aden và Victoria trên quần đảo Seychelles, nhưng Liên Xô không hề có các trạm hậu cần tại những khu vực này.
Các căn cứ hải quân cần thiết để làm gì?
Việc thiếu hệ thống đóng quân đúng nghĩa trong khu vực trách nhiệm của hải đội số 5, thuộc Hải quân Liên Xô (Địa Trung Hải), đã dẫn tới thời hạn phục vụ chiến đấu của các tàu chiến và tàu ngầm tăng lên đột ngột.
Các tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương Nga.
Để di chuyển tới Địa Trung Hải và ngược lại rất tốn kém và điều quan trọng là giảm thời gian khấu hao. Những chuyến hài trình này khá kéo dài về mặt thời gian.
Trong một loạt các trường hợp, những vấn đề đóng quân cấp thiết tới mức ban lãnh đạo Hải quân vào thời điểm đó từng có những kế hoạch nhằm chế tạo các đảo nhân tạo, nơi có thể triển khai các trạm đóng quân và hậu cần.
Nói chung, trong điều kiện tương tự, các thuỷ thủ Nga tự tìm cách xoay sở. Lấy ví dụ, khi đó người ta đã phát kiến ra những phương pháp tổ chức đóng quân cơ động trên biển.
Cùng với đó, sớm hay muộn nhiệm vụ khôi phục sức mạnh Hải quân của Nga sẽ được đặt ra. Và Hạm đội hải quân Nga ngay bây giờ cần phải có hệ thống đóng quân hiện đại.
Và trạm hậu cần tại Sudan chỉ là bước đầu, song ý nghĩa của nó vô cùng to lớn, đã được Hải quân Nga triển khai "luôn và ngay" theo mệnh lệnh rắn như thép của Tổng thống Putin khiến Mỹ choáng váng, trở tay không kịp, không thể ngăn cản Nga cắm chốt ở một vị trí hiểm yếu.
Với việc cắm chốt ở Sudan, bảo đảm cho Hải quân Nga khả năng tiến ra đại dương, nằm ở đoạn giao cắt của những tuyến đường thương mại thuộc loại tấp nập bậc nhất thế giới.
Căn cứ của Nga tại Sudan - đó là an ninh của những tuyến vận tải hàng hải chiến lược tại các khu vực trên đại dương, mở rộng hợp tác chính trị-quân sự và kỹ thuật-quân sự với các nước trong khu vực.
Trạm hậu cần cũng sẽ bảo đảm việc nghỉ ngơi của các thuỷ thủ đoàn, công tác sửa chữa và kỹ thuật-hậu cần của các tàu chiến.