Dưới đây chúng tôi xin đăng tải lại bài viết đang được chia sẻ rất nhiều của ông...
I. Tẩu hỏa nhập ma là gì?
Theo nghĩa từ: "Tẩu hỏa" tức là Hỏa chạy đi. "Nhập ma" tức là: Ma nhập vào.
Vấn đề cần làm rõ: "Hỏa" trong phạm trù này là gì và "Ma" ở trong phạm trù này là gì !
Theo triết lý Y học Đông phương: Con người có thận âm và thận dương hay còn gọi là thận thủy và thận hỏa..
- Không phải hai quả thận trong đó một quả là thận hỏa và một quả là thận thủy mà cả hai quả thận đều có chức năng nhiệm vụ như nhau (vì thế người ta có thể cho đi một quả) Cụm từ "Thận hỏa" và cụm từ "Thận thủy" là hàm ý nói về chức năng của thận.
- Thận Hỏa với hàm ý chức năng như sau:
Chức năng ổn định thân nhiệt.
Nguồn ảnh: TS Nguyễn Hữu Khai.
Thân nhiệt của chúng ta khi bình thường luôn ổn định với nhiệt độ 36 độ rưỡi đến 37 độ rưỡi. Khi sống trong môi trường có nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn thì thân nhiệt của chúng ta vẫn không thay đổi (Mặc dù nhiệt độ cao luôn truyền sang nhiệt độ thấp).
Có được sự quân bình ấy là nhờ ở chức năng ổn định thân nhiệt của thận hỏa. Ví dụ: Sống trong môi trường nhiệt độ lên tới 45 - 50 độ nhưng khi cặp nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt thì thân nhiệt của chúng ta vẫn ở giới hạn cho phép là: Khoảng 37 độ.
Nếu thận Hỏa không hoàn thành việc ổn định thân nhiệt thì con người bị môi trường làm tăng nhiệt độ lên tới 38 độ là gây sốt và tăng quá 40 độ là gây cuồng loạn và có thể tử vong.
Khi sống ở môi trường lạnh tới âm 10 độ, thân nhiệt của chúng ta vẫn trong khoảng 37 độ. Nếu thận hỏa không ổn định thân nhiệt thì con người sẽ biến thành cây nước đá !
Khi thận hỏa suy thì sẽ bị lạnh hơn bình thường (khả năng chịu rét kém). Những bộ phận ở xa trung tâm đều bị lạnh, ví dụ như lạnh bàn chân, lạnh bàn tay, lạnh tử cung...
Thận hỏa còn có chức năng cung cấp năng lượng để chuyển hóa.
Trong cơ thể người có nhiều nhà máy không ngừng hoạt động. Trong đó có cả nhà máy điện, nhà máy sử lý rác thải , nhà máy chế biến thực phẩm…
Nguồn ảnh: TS Nguyễn Hữu Khai.
Mỗi bữa ăn chúng ta đưa vào dạ dày hàng chục loại thực phẩm. Sau 18 đến 21 giờ toàn bộ thực phẩm đươc chế biến, chuyển hóa một cách tinh túy và khoa học biến thành các vi lượng phục vụ cho cơ thể, cặn bã biến thành phân đưa xuống đoạn cuối của trực tràng để tống ra ngoài.
Thực hiện được quá trình trên là cần phải có năng lượng. Năng lượng để vận hành nhà máy chế biến thực phẩm trên đương nhiên không phải là điện năng mà là nhiệt năng. Nhiệt năng ấy do thận hỏa cung cấp.
Khi thận hỏa suy thì sẽ không cung cấp đủ năng lượng dẫn tới tiêu hóa kém, hiệu xuất tiêu hóa thấp, thường đại tiện sống phân rồi dẫn tới viêm đại tràng và suy nhược cơ thể Đồng thời còn sinh ra nhiều triệu chức rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết…!
- Thận thủy với hàm ý chức năng như sau:
Thận thủy với chức năng chính là quản lý và điều hành thủy dịch (Các dạng chất lỏng trong cơ thể) như: Nước tiểu, nước bọt, mồ hôi, tinh dịch, kinh kỳ…
Đồng thời có chức năng kiềm chế sự bung tỏa và phát tán của hỏa khí (hay còn gọi là thận hỏa) Khi thận thủy suy thường gây rối loạn chức năng hoạt động của thủy dịch.
Đồng thời không chế ngự được dương khí làm hỏa khí bốc lên (còn gọi là chứng bốc hỏa) gây đau đầu chóng mặt, có thể tăng huyết áp.
- Đông y khẳng định: Âm dương (thủy hỏa) cân bằng thì con người khoan khoái khỏe mạnh và gần như vô bệnh. Mà mấu chốt quyết định sự cân bằng của âm dương là từ thận thủy và thận hỏa.
- "Hỏa" trong phạm trù này chính là thận hỏa hay còn gọi là hỏa khi
Trong y học Đông phương thường nói đến "Tà khí" ( khí gây bệnh). Khi chính khí suy (khả năng đề kháng kém) thì tà khí có cơ hội xâm nhập cơ thể làm bệnh.
Khi "Tẩu hỏa" tức là hỏa khí chạy đi (thoát khỏi vị trí của mình) thì như trên đã nói là sẽ làm cho âm dương bất cân bằng, cơ thể chao đảo và cũng là cơ hội cho tà khí xâm nhập gây bệnh. Tà khí trong thuật ngữ võ học gọi là "Ma".
Vậy có thể nhận ra rằng: "Tẩu hỏa nhập ma" là hỏa khí phát tán (chạy lung tung) để cho tà khí thừa thế xâm nhập.
- Nguyên nhân chính gây chứng: "Tẩu hỏa nhập ma" là:
Trong quá trình tập và rèn luyện khí công, thường xảy ra sự biến loạn về Khí, về Nhiệt hỏa, về Thần kinh ở các mức độ khác nhau.
Nguồn ảnh: TS Nguyễn Hữu Khai.
Thời gian mới tập luyện công, không ít thì nhiều đều trải qua sự biến loạn về Khí. Đó là do vận hành khí không đúng theo kinh mạch, nghịch mạch Nhâm, và cũng có khi do động khí bệnh mà thành. Thể trạng con người lúc này như giả bệnh, hơi thở yếu mà gấp, da dẻ lù xù, người lừ đừ như thể buồn ngủ.
Ở giai đoạn luyện tập nâng cao với các bài luyện Nhiệt Chân hỏa, lửa Tam muội v.v… thì có sự biến loạn về Nhiệt hoả, gây nên tình trạng om nhiệt. Đó là do đường vận hành chưa được thông suốt, bị tắc ở kinh mạch, kẹt ở huyệt vị, các ngõ giao lưu nội ngoại trên đường xả không được thông thoáng.
Một khi có sự đột phá về Nhiệt trong quá trình luyện tập, sẽ tạo nên sự om nhiệt ở tạng phủ, cột sống, hệ thần kinh. Nó gây kết tụ nhiệt ở nội tạng, đốt cháy tế bào ở đầu mút dây thần kinh… rất nguy hiểm.
Nếu thực Khí bốc ngược lên mà không được thông xả thì sẽ mang theo thực nhiệt, gây nên các tình trạng:
- Các cơ quan hoạt động sẽ bị viêm Nhiệt.
- Dồn máu lên đầu, gây cao huyết áp.
- Kích thích mạnh tâm thần, dễ bị stress.
- Trụy sinh lực, gây thoát Dương, nhất là thanh Dương bất cầm.
Nếu Thanh hỏa bị tắc sẽ làm cho các cơ quan hoạt động kém chức năng, nhất là trung khu thần kinh, gây nên các tình trạng:
- Kích trương các tế bào, gây nên các khối u.
- Phân rã các tế bào, gây nên các hoại thư.
Cả 2 trường hợp sẽ dẫn đến ung thư.
Khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương do bị om nhiệt sẽ làm tâm thần hỗn loạn, điên cuồng.
Trong thực tế còn biểu hiện một số nguyên nhân sau đây:
- Tập không có thầy hướng dẫn.
- Tuy có thầy hướng dẫn nhưng không nắm vững yếu lĩnh của khí công cũng như công lý của bài tập.
- Bài tập không thích ứng với trình độ, sức khỏe, bệnh tình hoặc cơ thể của người tập.
- "Đứng núi này trông núi nọ", nay luyện công pháp này, mai luyện công pháp kia, hoặc mới bắt đầu đã tập ngay phần cao cấp, hoặc tự ý thay đổi công pháp.
- "Đặt cái cày trước con trâu", chưa tụ khí được đã dùng ý dẫn khí đi lung tung.
- Không biết vận dụng hỏa hậu, tập quá lâu, ví như nấu cơm khét vậy.
- Lúc luyện công đột nhiên bị kích động, giật mình kinh hoảng hoặc trong tâm trí hiện ra "ma cảnh" làm tinh thần hỗn loạn.
Các hiện tượng tẩu hỏa nhập ma được biểu hiện qua các trạng thái sau đây. Hình minh họa.
II. Hiện tượng tẩu hỏa nhập ma
Các hiện tượng tẩu hỏa nhập ma được biểu hiện qua các trạng thái sau đây:
1. Giống như trạng thái ban đầu của tai biến não bộ
- Đau đầu kinh khủng, co thắt mạch máu não, rồi làm mất dần chức năng của não.
- Tiếp đến gây tắc mạch máu não, rồi làm xơ vữa động mạch. Các xơ vữa bị rời ra đi vào các mạch làm tắc các vi mạch, đến động mạch vành gây trở ngại ách tắc con đường dẫn huyết.
- Gây biến chứng Tim do Nhiệt bốc, dẫn Huyết lên có thể làm vỡ mạch máu. Nếu là Nhiệt chứng thì dễ xử lý hơn Huyết chứng.
2. Gây biến động lớn đến hoạt động Tâm Sinh lý, làm cho tâm điên, Khí loạn, Thể hư.
3. Làm mất sự đồng bộ giữa Thanh và Thực của các bộ phận hoạt động sinh học, của hệ Luân xa và thần kinh.
III. Hóa giải tẩu hỏa nhập ma theo kinh điển
Nguyên tắc hoá giải:
+ Xử lý phần Khí- Huyết.
- Nếu là dạng cấp tính thì phải xử lý não bộ trước tiên, sau là Tim và hệ hô hấp, cùng các cơ quan chính yếu trong cơ thể.
- Nếu ở dạng mãn tính thì nên thông các hệ cơ bản, phục hồi hệ kinh mạch, tạng phủ và thông xả.
1. Xử lý dạng cấp tính
Dạng cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, cần phải xử lý kịp thời không được chậm trễ. Nguyên nhân biến động cấp thời về Khí Huyết, nên dùng thuốc chữa .
Hệ quả từ sự rối loạn hệ thần kinh cao cấp và hệ tim mạch được biểu hiện ra ngoài như đau đầu khủng khiếp, co quắp tay chân, truỵ sinh lực, cơ thể có lúc cực kỳ nóng, lúc cực kỳ lạnh.
Phác đồ xử lý như sau:
- Thông Bách hội: Bằng cách giáng Thực khí để hạ Huyết.
- Giáng Can: Bằng cách giáng Can khí để giảm cơn đau.
- Xử lý Tim
- Thông Tim, chỉnh cho Luân xa Tim quay chậm lại. Lúc này Luân xa Tim quay ngược, với tần suất nhanh và lật qua lật lại (nên phân biệt khi Luân xa Tim quay ngược và đều là ở dạng mãn tính).
- Huyết áp còn tăng cao thì cần phải giáng Can.
- Nếu huyết áp loạn thì phải kiện bổ Tỳ.
- Thấy Tim có vấn đề thì nên bổ Thận, tăng Thận khí.
Lưu ý: Vì Can tàng Hồn, nên Can vượng dễ gây cáu giận, tạo nên nguyên nhân cấp tính. Bởi vậy cần phải giáng Can để hạ Tâm khí xuống và tán Can khí để xử lý sự co rút Gân.
- Thông cơ bản
- Thông mạch Nhâm để giáng thực Khí, tức là để giáng Huyết giảm áp lực Huyết ở não bộ.
- Thông mạch Đốc là để đưa Âm lên chế Dương.
- Thông Hoả ở Bách hội qua đường Thiên chuyển.
- Thông trục sinh lực Tý Ngọ để thanh hỏa cho Bách hội, hạch Tùng.
2. Xử lý dạng mãn tính
Khi nghịch khí đưa Nhiệt Hỏa theo kinh mạch xâm nhập vào tạng phủ gây kết khí, viêm nhiệt làm giảm chức năng hoạt động của quá trình sinh lý thì gọi là mãn tính.
Phác đồ xử lý như sau:
2.1. Xử lý phần Hư
Sau khi đã xử lý phần thực như ở mục 1 và 2 thì tiến hành xử lý phần Hư như sau:
a. Dùng vi phẫu khí công xử lý phần Thanh (ở thể Vía) để phục hồi lại chương trình chuẩn hoá của hệ thần kinh. Bởi vì nội dung kỹ thuật vi phẫu khí công đồng cấp độ vi tế với hệ thần kinh.
b. Kích thích phát tán Khí vùng bệnh
- Vùng bức xạ sáng trắng do bị viêm nhiệt.
- Vùng bức xạ tím, đỏ bầm do bị viêm nhiệt.
- Vùng bức xạ tối đen do bị kết tụ khí.
c. Thông mạch Khí đi qua vùng bệnh
Dùng Chưởng công phát trực tiếp vào vùng bệnh, đẩy khí Hư ra khỏi não bộ, thông xuống dưới, xả ra ngoài. Sau đó phát khí đi vòng qua vùng bệnh, rồi thông xả.
Ví dụ như bị liệt tay chân bên phải, thì xử lý bên não trái.
- Kích thích tuỷ não, hành tuỷ não để phục hồi.
- Kích thích vào thập tuyên (ở 10 đầu ngón tay) để tác động vào hệ thần kinh, tán khí ở não bộ, phục hồi lại não bộ.
Lưu ý: Cần phải thường xuyên thông xả. Quan trọng nhất là xả Bách hội và thông Kinh mạch.
3. Xử lý cho bản thân
3.1. Thông xả Thực hỏa
- Nếu trường cường nóng rực, phải xả mạnh xuống 2 chân.
- Xả Thực hỏa theo mạch Nhâm xuống Hội âm, xuống 2 chân. Cả 2 trường hợp trên, nếu có cảm giác tốt thì có thể xả ra 2 tay. Cần phải thông xả Thực hỏa thật tốt cho đến khi thân nhiệt mát mẻ mới chuyển qua Thanh hỏa. Tuyệt đối không được xả hỏa lên Bách hội khi thân nhiệt còn đang nóng ấm.
3.2. Thông xả Thanh hỏa
Thông xả thanh hoả theo trục Tý Ngọ lên Bách hội, xả lên trên. Nên nhớ rằng chỉ dùng quán tưởng dẫn Thanh hoả mà không dùng động năng hơi thở. Tiếp tục quá trình thanh hỏa cho đến khi có cảm nhận ở giữa não bộ mặt nhẹ thì thôi.
3.3. Thu âm chế Dương
Thu thanh Âm qua Trường cường lên Mệnh môn, theo Đốc mạch lên Bách hội để chế Hỏa, xả dư Hỏa ra ngoài.
3.4. Thiên chuyển để giáng Hư khí
Mượn thế năng từ trên cao giáng xuống, đẩy tất cả Hư khí còn tồn đọng xuống phía dưới, xả ra ngoài.
Qua các bước xử lý trên mà thân nhiệt còn hâm hấp sốt, thì dùng Âm Dương luân chuyển pháp, mà chủ yếu là dùng Âm Dương luân thủ pháp. Có nghĩa là, thu Âm vào tay trái đưa vào cơ thể, rồi xả Âm qua tay phải ra ngoài.
4. Xử lý cho người khác
Bước xử lý tạm thời:
+ Phát Âm vào Bách hội, thông xả ra 2 chân.
+ Đả thông mạch Nhâm Đốc.
Cần phải phát thông dọc trục Tý Ngọ. Từ Bách hộihạch TùngTrường cường để cố Thần, định lại Tinh (do Tinh khô, Khí loạn, Thần tán).
+ Hiệu chỉnh lại các Luân xa từ trên xuống, nhất là Luân xa Ấn đường. Bằng cách phát Miên công xoay thật chậm, thật đều. Có thể kết hợp với xoa để tăng hiệu quả.
Công việc xử lý này không phải đơn giản. Đối với các nhà khí công có công năng cao thì nên dựa vào các hiệu ứng thực tế tại các vùng, các vị trí cụ thể mà xử lý cho thích hợp.
IV. Phương pháp xử lý tẩu hỏa nhập ma theo kinh nghiệm thực tế
Dùng một trong các phương pháp khí công sau đây:
1. Phóng túng công
2. Quán khí pháp
3. Lực tự công
4. Chỉ quán pháp
5. Phách đảo pháp
6. Phương pháp hóa giải theo y học:
"Tẩu hỏa nhập ma" cũng là một chứng bệnh. Có thể truy tìm gốc rễ để triệt phá hoặc có thể bẻ gẫy từng nhánh, từng chứng mỗi chứng đều phải luận trị và ra phương chuẩn sác
Điều cần thiết là phải gặp thầy thuốc để việc điều trị được an toàn và hiệu quả.
Các bài thuốc thường dùng để chữa chứng "Tẩu hỏa nhập ma":
- Lục vị dịa hoàng
- Bát vị quế phụ
- Thiên vương bổ tâm
- Quy tỳ
- Bán hạ hậu phác
- Lục quân tử
- Phòng phong thang
- Tiêu giao thang