Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, não của bạn cũng có một hệ thống quản lý chất độc, tương tự như hệ bạch huyết trong cơ thể bạn. Hệ thống này được gọi là glymphatic, nó được kích hoạt trong thời gian chúng ta ngủ giúp thải độc não hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Neuromedic tại Đại học Rochester tin rằng, giấc ngủ là yếu tố bắt buộc để có một sức khỏe tốt, đặc biệt là sức khỏe của não bộ.
Hệ thống glymphatic là gì?
Trong cơ thể, hệ bạch huyết có trách nhiệm loại bỏ các chất thải ra khỏi tế nào. Tuy nhiên, hệ bạch huyết không bao gồm não. Não của bạn là một hệ thống khép kín, được bảo vệ bởi hàng rào máu não và hộp sọ, bất khả xâm phạm.
Trong một nghiên cứu trên động vật trước đó, TS Nedergaard phát hiện não bộ có hệ thống xử lý chất thải riêng, tương tự như hệ bạch huyết, hệ thống này có tên là glymphatic.
Tiến sĩ Mỹ Joseph Michael Mercola.
Tiến sĩ Mỹ Joseph Michael Mercola cho biết, vô số các nghiên cứu trước đây đã kết luận rằng, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch của bạn, gây căng thẳng thể chất và bệnh tật.
Rất đơn giản, bởi ngay cả khi bạn làm mọi thứ đều đúng, nhưng nếu bạn không ngủ đủ, sức khỏe của bạn vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bằng cách bơm dịch não tủy thông qua các mô của não, hệ thống glymatic sẽ đẩy chất thải từ não vào hệ tuần hoàn của cơ thể, đi qua gan nơi nó được loại bỏ hoàn toàn.
Trong thời gian ngủ, hệ thống glymphatic hoạt động tăng gấp 10 lần so với tỉnh táo.
Cũng trong thời gian ngủ, tế bào não cũng co lại khoảng 60%, điều này tạo ra khoảng trống lớn hơn giữa các tế bào, làm cho dịch não tủy có thêm không gian để loại bỏ các chất độc khỏi não hiệu quả hơn.
Bằng chứng là chất Amyloid – beta, các protein được hình thành trên mảng bám não ở bệnh nhân Alzheimer được loại bỏ với số lượng đáng kể hơn trong thời gian ngủ.
(Ảnh minh họa)
TS Mercola 6 bước ngủ ngon, giúp tẩy sạch chất độc khỏi não bộ
Dưới đây là cách tối ưu giấc ngủ mà TS Mercola khuyên mọi người nên áp dụng để có một giấc ngủ ngon toàn diện, giúp não thải độc hiệu quả hơn:
1. Tránh xem TV hoặc sử dụng máy tính vào ban đêm, hoặc ít nhất 1 giờ trước khi ngủ, vì những thiết bị công nghệ này có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ của bạn. TV và màn hình máy tính phát ra ánh sáng màu xanh, gần giống ánh sáng bạn phải tiếp xúc ở ngoài trời ban ngày.
Điều này gây phản ứng cho não của bạn hiểu lầm thời gian vẫn là ban ngày, do đó ngăn chặn sự bài tiết melatonin.
Ở trạng thái bình thường, não của bạn bắt đầu tiết melatonin trong khoảng từ 9h đến 10h tối, gây ra cảm giác buồn ngủ. Khi bị tác động bởi ánh sáng các thiết bị TV và màn hình máy tính, não phản ứng nhầm thời gian, dẫn đến hiện tượng mất ngủ.
2. Ngủ trong bóng tối. Ngay cả một chút ánh sáng trong phòng cũng có thể làm gián đoạn đồng hồ sinh học, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin và serotonin. Do vậy, hãy đóng kín cửa phòng ngủ, tắt mọi thiết bị ánh sáng để có một giấc ngủ ngon, giúp não thải độc hiệu quả hơn.
3. Giữ nhiệt độ phòng không cao hơn 21 độ C. TS Mercola cho biết, nhiều người có thói quen giữ phòng ngủ ở nhiệt độ phòng quá cao. Các nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ phòng tối ưu cho giấc ngủ từ 15 đến 21 độ. Tùy vào sở thích của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn bỏ bớt một vài lớp quần áo, hoặc đắp thêm một lớp chăn.
4. Tắm nước nóng 90-120 phút trước khi ngủ. Hoạt động này giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể và bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo, năng động hơn nhưng sau đó, cơ thể bắt đầu quá trình hạ nhiệt, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nghỉ ngơi.
(Ảnh minh họa)
5. Không ngủ trong môi trường điện từ. Sóng điện từ có thể tác động đến quá trình sản xuất melatonin và serotonin và nhiều ảnh hưởng khác. Các chuyên gia khuyên bạn nên tắt tất cả các thiết bị năng lượng trong nhà trước khi ngủ để giảm ảnh hưởng của song điện từ đến cơ thể.
6. Để đồng hồ báo thức và các thiết bị điện tử khác tránh xa giường ngủ. Nếu bạn buộc phải sử dụng các thiết bị này, giữ chúng ở xa giường càng xa càng tốt, ít nhất là 1 mét. Điều này giúp bạn giảm căng thẳng, tránh tình trạng thức dậy giữa chừng khi ngủ.
Bên cạnh đó, ánh sáng và âm thanh phát ra từ đồng hồ có thể ngăn chặn sự sản xuất melatonin, can thiệp xấu vào giấc ngủ của bạn.
Điện thoại di động, điện thoại không dây và các thiết bị sạc nên để ngoài phòng ngủ để ngăn ngừa các song điện từ.
TS Mercola khuyên bạn không nên dung thuốc ngủ khi không ngủ được, tốt nhất, hãy lắng nghe cơ thể bạn. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy, cơ thể bạn cần ngủ nhiều hơn.
Thuốc ngủ không thể giải quyết nguyên nhân gây mất ngủ, não bộ chỉ đang bị đánh lừa phản xạ do các chất trong thuốc ngủ. Ngoài ra, những người dùng thuốc ngủ có nguy cơ bị mất trí nhớ cao, tăng gấp 4 lần nguy cơ tử vong và 35% nguy cơ ung thư. Tốt nhất, bạn nên giải quyết nguyên nhân gốc rễ của sự mất ngủ.
*Theo Mercola