Tổng thống Donald Trump đã rất vui mừng khi ông thông báo: "Họ (Việt Nam) vừa có đơn đặt hàng rất lớn với Mỹ, và chúng tôi đánh giá cao việc đó. Với giá trị nhiều tỷ USD, nó có nghĩa là việc làm cho Mỹ và trang thiết bị chất lượng cao cho Việt Nam."
Hai mối quan tâm chính trong chính sách đối ngoại của ông Trump gồm: Tạo công ăn việc làm và giảm thâm hụt thương mại. Đóng góp của Trump là việc ông đã mang những kỹ năng đàm phán mà ông vẫn nhắc đến khi giới thiệu về mình, đến cuộc hội đàm.
Thủ tướng Chính phủ Nguy và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty ễ n Xuân Phúc
Trong cuộc gặp cấp cao ở Washington, nhiều chuyên gia đánh giá cao khả năng tiếp cận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông đã mang việc làm và các thỏa thuận thương mại đến cuộc gặp.
Theo Reuters, Bộ thương mại Mỹ báo cáo rằng đang có 13 thỏa thuận thương mại được ký kết, tổng trị giá 8 tỉ USD, tạo ra 23.000 việc làm cho người Mỹ.
General Electric (GE) ký một thỏa thuận gần 6 tỉ USD với Việt Nam trong lĩnh vực tua bin điện và cung ứng động cơ máy bay, cùng các dịch vụ khác. Trong đó, GE hợp tác với Petro Việt Nam để xây dựng 2 nhà máy điện tua bin khí, và hợp tác với hãng hàng không Vietjet trong thỏa thuận cung cấp 20 động cơ máy bay cùng dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng trong 12 năm.
Tập đoàn Caterpillar (CAT) của Mỹ, hiện đã có hoạt động ở Việt Nam, sẽ cung cấp "công nghệ quản lý máy phát điện" cho 100 máy phát tại Việt Nam.
Tập đoàn khách sạn Hilton Worldwide tuyên bố họ đã ký thỏa thuận trị giá 650 triệu USD với CTCP Victory Hotel để quản lý một khách sạn mới mang thương hiệu "kép" có diện tích 610 phòng tại Việt Nam. Một số dự án khách sạn khác cũng đã được triển khai ở Việt Nam.
Trong khi đó, hãng bảo mật Passport Systems Inc ký thỏa thuận 1 tỷ USD với một doanh nghiệp Việt để nhập khẩu máy quét nội soi công nghệ cao, cho phép tự động phát hiện các mối đe dọa trong hàng hóa vận chuyển.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Sáng kiến hội nghị cấp cao giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump là bước tiếp theo sau những thỏa thuận được Việt Nam và Mỹ ký kết trước đây.
Vào tháng 7/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama đã khởi động thỏa thuận Đối tác toàn diện, đề ra những kế hoạch, tầm nhìn và nguồn lực để thúc đẩy quan hệ song phương hướng tới tương lai. Như một phần của Quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ, Việt Nam đã chi 1,7 tỉ USD để mua động cơ máy bay và dịch vụ do tập đoàn GE cung cấp.
Từ đó đến nay, hai nước tiếp tục tận dụng những cơ hội mà thỏa thuận đối tác mang lại.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ còn có bề dày hơn thế. Trong vòng 20 năm qua, không kể năm 2017, song phương đã đạt nhiều thỏa thuận kinh tế có tổng trị giá hơn 20 tỉ USD và cùng hưởng lợi với vai trò đối tác thương mại.
Rõ ràng, hội nghị cấp cao ở Washington là một thắng lợi cho Việt Nam và thành công cho nước Mỹ, cũng như thành tựu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Trump trong vai trò các nhà lãnh đạo.
Vấn đề then chốt của quan hệ song phương lúc này là vượt qua sự thất vọng khi Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Mỹ, Việt Nam và 10 đối tác khu vực.
Ông Trump đã rút Mỹ khỏi TPP ngay trong ngày đầu tiên làm tổng thống. Ông khẳng định hiệp định này gây bất lợi cho các thỏa thuận thương mại của Mỹ và làm gia tăng nghiêm trọng thâm hụt thương mại của nước này.
Đã đến lúc phải tiến bước trong các thỏa thuận thương mại song phương mới giữa Việt Nam với Mỹ, cùng các nước trong khu vực. Ông Trump gần như chắc chắn không đưa Mỹ tái gia nhập TPP, bởi rời bỏ hiệp định này là một trong những cam kết chính khi ông tranh cử tổng thống.
Nếu những thỏa thuận mới này cho thấy tiềm năng hứa hẹn và các nước hợp tác với nhau, thì thương mại và đầu tư sẽ được nâng lên một cấp độ mới. Tất cả các nước trong khu vực sẽ cùng có lợi.