Truyền thuyết có thật về những con quái thú khát máu vùng Gévaudan

Gabe |

"Nhìn thì giống sói nhưng to bằng con nghé và khỏe hơn gấp bội phần...". Đó là các nét mô tả đầu tiên về con quái thú vùng Gévaudan!

Những con quái thú khát máu vùng Gévaudan

Từ năm 1764 đến 1767, trong lịch sử của vùng Gévaudan, miền Nam nước Pháp, có khoảng 100-200 trẻ em, thanh niên và phụ nữ đã bị giết chết. Dân chúng trong vùng cho rằng những con "quái thú" ẩn mình ở khu rừng bên cạnh chính là thủ phạm. Hàng loạt các vụ tấn công diễn ra đã được xác nhận bởi rất nhiều tài liệu lịch sử.

Truyền thuyết có thật về những con quái thú khát máu vùng Gévaudan - Ảnh 1.

Hình minh họa. Quái thú khổng lồ vùng Gesvaudan.

Các sử gia cho rằng những con "quái thú" đó là con lai của sói và chó nhà. Theo đó, người ta mô tả rằng chúng có ngoại hình giống sói nhưng lại to lớn hơn nhiều, phải bằng cả 1 con nghé, ngoài ra "quái thú" rất khôn ngoan và không sợ súng hay hay cung tên.

Từ những số liệu thống kê lưu giữ lại được, chỉ trong vòng 3 năm ngắn ngủi, chúng đã tấn công và làm khoảng gần 200 người chết và mất tích. Những vụ mất tích bí ẩn rồi bất ngờ tìm thấy thi thể không còn nguyên vẹn đã làm dấy lên nỗi sợ hãi, ám ảnh bao trùm khắp 1 vùng rộng lớn.

Cơn ác mộng này đáng sợ đến nỗi, một số người dân thời đó không coi "quái thú" là sói hay thú dữ mà xem chúng như ác quỷ nơi trần gian vì quá khôn ngoan, tàn bạo lại không biết sợ súng đạn!

Nhưng điều đáng sợ hơn là....

Vào năm 2002, John D. C. Linnell và các cộng sự đã công bố 1 thống kê về các vụ chó sói tấn công người suốt từ thế kỷ 18 đến hết thế kỷ 20. Tất nhiên những vụ "quái thú" tấn công cũng được liệt kê vào danh sách này.

Điều bất ngờ hơn và cũng đáng sợ hơn là từ những thống kê đó, người ta có thể thấy rằng: Nạn nhân của các vụ tấn công do "quái thú'" thường có độ tuổi lớn hơn nạn nhân bị tấn công do sói rất nhiều. Thậm chí tỷ lệ tấn công người trưởng thành của "quái thú" nhiều gấp 6 lần ở sói, trong khi đó, tỷ lệ tấn công trẻ em chỉ bằng 1/3.

Truyền thuyết có thật về những con quái thú khát máu vùng Gévaudan - Ảnh 2.

Câu chuyện này đã được dựng tượng để lưu truyền. Hình minh họa

Trên thực tế, nạn nhân nằm trong lứa tuổi trưởng thành chắc chắn có sức mạnh, trí tuệ và sự nhanh nhạy lớn hơn nhiều so với trẻ em trong những hoàn cảnh đòi hỏi nỗ lực sinh tồn. Vậy trong khi sói thường tập trung vào những con mồi yếu ớt, thiếu sự bảo vệ thì lựa chọn "quái thú" lại khác hẳn.

Việc chúng tự tin tấn công những con mồi to lớn, có khả năng tự bảo vệ đã phần nào cho thấy những tin đồn về ngoại hình của chúng không phải đều là giả. Bởi kích thước và sức mạnh con mồi bị hạ sẽ cho bạn biết kích thước và sức mạnh của kẻ đi săn. Cũng giống như voi, hà mã, hươu cao cổ là miếng mồi dành cho sư tử chứ không phải các loài báo hay chó hoang.

Đơn giản vì chúng không đủ khả năng! Và điều đó càng làm cho "quái thú" khác biệt!

Những cuộc tấn công tàn nhẫn

Có đến 95% các cuộc tấn công của "quái thú" vùng Gesvaudan diễn ra trong 3 năm từ 1764-1767. Nó không chỉ mang sự kinh hãi đến dân chúng trong vùng mà còn là cơn ác mộng với chính cả loài sói. Trong khoảng thời gian đó, rất nhiều thợ săn, nông dân có súng được huy động, hàng trăm con sói bị hạ sát để cố gắng làm yên lòng dân.

Tuy nhiên, sói cứ chết, người thì vẫn mất tích 1 cách bí ẩn! Vua Louis XV liên tục nhận được những báo cáo mới về các vụ tấn công. Đến cuối năm 1764, người ta còn phải gửi cả 1 đội binh lính đến với hy vọng dẹp yên vấn nạn "quái thú". Suốt 3 tháng trời lùng sục, tìm kiếm, đội quân đó vẫn không tìm thấy bất cứ manh mối nào của những kẻ tấn công!

Đến tháng 12 năm đó, một sự kiện kỳ lạ diễn ra càng làm dấy lên nỗi kinh hãi loài "quái thú" khôn ngoan và không biết sợ súng đạn!

Truyền thuyết có thật về những con quái thú khát máu vùng Gévaudan - Ảnh 3.

Hình ảnh quái thú vùng Gesvaudan nhảy ra từ bụi cây và đứng bằng 2 chân. Ảnh minh họa.

Một ngày khi đội quân được trang bị đầy đủ vũ khí đi tuần, bất giác, 1 con "quái thú" (được cho là khổng lồ theo như những mô tả lại) lao ra nhanh như điện từ lùm cây ven đường. Nhưng đáng sợ hơn, nó đứng bằng 2 chân trong giây lát ngay trước mặt viên đại úy chỉ huy rồi lại phóng đi mất hút trước khi tất cả mọi người kịp hoàn hồn.

Để rồi 3 tháng sau, tay săn chó sói giỏi nhất nước Pháp lúc bấy giờ là Martin Denneval được điều đến đây hỗ trợ. Nhưng không lâu sau, sự tự tin lúc mới đến dần biến mất và được thay thế bởi lời thú nhận, "quái thú" không phải là những con sói mà là bầy thú kỳ quái, hung dữ và vô cùng xảo quyệt!

Đến tháng 9 năm 1765, có 1 trung úy được cho là đã trừ khử được mối hiểm họa này. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn tiếp diễn. Đến tháng 3 năm 1767 vẫn có đến 15 người bị tấn công và xé xác không thương tiếc. Nhưng sau năm 1767, những con "quái thú" dần biến mất sau khi những miếng mồi tẩm độc được đặt ở quy mô lớn.

Nguồn gốc thực sự của loài "quái thú" đáng sợ

Cho đến ngày nay, vẫn chưa ai có thể khẳng định chắc chắn rằng "quái thú" từ đâu xuất hiện và nó chính xác là loài nào. Tuy nhiên có rất nhiều giả thiết được đưa ra.

Nhà động vật học Michel Louis người Pháp đã từng điều tra và tìm hiểu rất nhiều tài liệu lịch sử, và đưa ra kết luận chúng là loài được lai giữa sói và chó nhà, rất có thể được huấn luyện kỹ càng để tấn công con người. Tuy nhiên, không nhiều người đồng ý với đáp án này.

Truyền thuyết có thật về những con quái thú khát máu vùng Gévaudan - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia khác lại dành nhiều tán đồng cho phương án sau đây hơn. Theo đó, nước Pháp vào đầu thế kỷ 18 có rất nhiều chó sói (thống kê ghi lại là khoảng 10.000 con), rất có thể bọn chúng mắc bệnh dại với quy mô lớn, bị nhiễm bệnh và khi phát tác thì điên cuồng tấn công con người.

Tuy hợp lý hơn nhiều so với kết luận của nhà động vật học Michel nhưng điều đó cũng chưa lý giải được hoàn toàn khi vấn đề về kích thước của "quái thú" vẫn còn là 1 dấu hỏi lớn.

Đến bây giờ chúng ta mới chỉ có thể chắc chắn 1 điều, trong khoảng thời gian từ 1764-1767, thực sự đã xuất hiện 1 "thế lực" với sức mạnh đáng sợ đủ sức cướp đi mạng sống của gần 200 người dân vô tội.

Tham khảo nhiều nguồn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại