Bán kính trinh sát của Orbiter-2 là 80 km, cất cánh bằng máy phóng cao su tự động và khôi phục bằng cách bung dù và túi khí trước khi tiếp đất. Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 5 - 8 hệ thống máy bay không người lái Orbiter-2 từ Israel.
Một tác dụng rất lớn của UAV Orbiter-2 Việt Nam là cung cấp thông tin trinh sát cho pháo binh, do đó nó thay thế lực lượng này quan sát tiền tuyến, thực hiện định vị chính xác mục tiêu cho đơn vị tấn công hỏa lực.
Bên cạnh đó, Hải quân Việt Nam cũng quan tâm đến trực thăng không người lái S-100 do công ty Áo chế tạo cho tàu hộ vệ Gepard và các tàu chiến khác.
Tốc độ bay của S-100 là 220 km/giờ, phạm vi hoạt động 200 km, tùy từng nhiệm vụ khác nhau mà nó có thể mang theo các thiết bị khác nhau như phương tiện trinh sát vô tuyến điện, cảm biến quang điện tử, radar, hỏa lực tấn công như tên lửa.
Ưu điểm của S-100 là nó có thể hạ cánh tự động, cất hạ cánh trên boong tàu nên rất thích hợp cho tác chiến trên biển.
Sina nhận định, nếu những vũ khí này được triển khai thì ngay cả những tên lửa hiện đại của Trung Quốc như HQ-9 cũng phải dè chừng.
Trang mạng Trung Quốc còn nhận định, trong tương lai Việt Nam có thể sẽ mua các dòng máy bay không người lái tầm xa, vận tốc cao và sở hữu khả năng tấn công mạnh mẽ. Do đó, không thể đánh giá thấp vai trò của các thiết bị này trong biên chế quân đội Việt Nam.
Hải quân Việt Nam trang bị tên lửa EXTRA và UAV Orbiter 2 của Israel.