"Truy lùng" những điểm giống nhau của các công trình thời cổ đại

Cẩm Mai |

Tồn tại ở những lục địa khác nhau trên Trái Đất, nhưng những công trình thuộc các nền văn minh cổ đại này lại có lối kiến trúc giống nhau đến lạ.

Nền văn minh Ai Cập và Tiền Inca cổ đại đã từng phát triển ở hai bên bán cầu Trái Đất đối lập nhau. Họ không có sự giao tiếp, trao đổi với nhau nhưng lại có những điểm tương đồng về điêu khắc và kiến trúc đến kỳ lạ.

Những nền văn minh cổ đại khác như Aztec, Maya ... cũng đều có những điểm tương đồng như vậy. 

Có phải đã từng tồn tại một "nền văn minh Mẹ" sản sinh ra những "nền văn minh Con"? Hay Atlantis là cội nguồn chung của các nền văn minh cổ đại?

Trong khi các học giả nổi tiếng đều phủ nhận giả thuyết trên thì Richard Cassaro đã viết cuốn sách "Written in Stone" (Viết lên đá) giải thích về khái niệm nền văn minh Mẹ của các nền văn minh trên thế giới. Ông đã nghiên cứu và chỉ ra những điểm tương đồng của các nền văn minh cổ đại. 

Sau đây là một số dẫn chứng so sánh của Richard Cassaro:

Kim tự tháp

Truy lùng những điểm giống nhau của các công trình thời cổ đại - Ảnh 1.

Kim tự tháp của nền văn minh Tiền Inca và Inca, Ai Cập cổ đại.

Người Ai Cập, Tiền Inca và Inca cổ đại đều xây dựng kim tự tháp như công trình bí ẩn nhất hành tinh. Kim tự tháp đều được xây trên sa mạc dọc sông và nằm đúng những điểm trọng yếu thẳng hàng nhau.

Kiến trúc cự thạch

Truy lùng những điểm giống nhau của các công trình thời cổ đại - Ảnh 2.

Kiến trúc cự thạch của nền văn minh Tiền Inca và Inca, Ai Cập cổ đại.

Xa xưa, người Ai Cập, Tiền Inca và Inca đã xây dựng lên một số đền thờ hoành tráng nhất hành tinh. Những nền văn minh cổ đại đã vận chuyển được những tảng đá nặng hơn 10 tấn. 

Các kỹ sư ngày nay vẫn không biết được người cổ đại cách đây hàng ngàn năm đã vận chuyển đá bằng cách nào.

Xây dựng bằng đá

Truy lùng những điểm giống nhau của các công trình thời cổ đại - Ảnh 3.

Các công trình bằng đá của nền văn minh Tiền Inca và Inca, Ai Cập cổ đại.

Có một đặc điểm chung dễ nhận thấy và không thể phủ nhận là người Ai Cập, Tiền Inca và Inca đều xây dựng các công trình bằng đá.

Kết cấu xây dựng chống động đất

Truy lùng những điểm giống nhau của các công trình thời cổ đại - Ảnh 4.

Kiểu xây dựng chống động đất của nền văn minh Tiền Inca và Inca, Ai Cập cổ đại.

Richard Cassaro chỉ ra rằng người Ai Cập, Tiền Inca và Inca đều xây dựng các công trình chống động đất. Họ thiết kế nhà dốc vào trong. Qua thời gian, kiến trúc này đã chứng tỏ sự vững chãi.

Các phiến đá xếp khít nhau

Truy lùng những điểm giống nhau của các công trình thời cổ đại - Ảnh 5.

Người Tiền Inca và Inca, Ai Cập cổ đại xếp đá khít nhau đến kỳ lạ.

Người Ai Cập, Tiền Inca và Inca đều biết cắt và xếp các phiến đá khít nhau đến mức khó tin, đến nỗi không thể nhét tờ giấy mỏng qua khe được

Richard Cassaro coi điều này là biểu tượng của sự hoàn hảo.

Cửa vào hình thang

Truy lùng những điểm giống nhau của các công trình thời cổ đại - Ảnh 6.

Người Tiền Inca và Inca, Ai Cập cổ đại đều xây kiêu hình thang.

Các nền văn minh cổ đại đều xây cửa hình thang. Richard Cassaro lý giải rằng các nền văn minh cổ đại coi hình thang là biểu tượng của sự phát triển, thông thái và siêu phàm.

Con người tài hoa

Truy lùng những điểm giống nhau của các công trình thời cổ đại - Ảnh 7.

Sự tài hoa của người Tiền Inca và Inca, Ai Cập cổ đại thể hiện qua các công trình xây dựng và điêu khắc.

Chúng ta không thể phủ nhận được sự tài hoa của người Ai Cập, Tiền Inca và Inca qua những công trình kiến trúc và điêu khắc.

Những đền thờ giống nhau đến khó tin

Truy lùng những điểm giống nhau của các công trình thời cổ đại - Ảnh 8.

Các đền thờ của nền văn minh Tiền Inca và Inca, Ai Cập cổ đại có những điểm tương đồng đến kỳ lạ.

Các nhà sử học và học giả khó phủ nhận được những điểm tương đồng kỳ là của các đền thờ thuộc nền văn minh Ai Cập, Tiền Inca và Inca cổ đại.

Các đền thờ đều có cổng tam quan

Truy lùng những điểm giống nhau của các công trình thời cổ đại - Ảnh 9.

Cổng tam quan đền thờ của nền văn minh Tiền Inca và Inca, Ai Cập cổ đại.

Các đền thờ của nền văn minh Ai Cập, Tiền Inca và Inca cổ đại đều có cổng tam quan. Lối kiến trúc này cũng thịnh hành khắp nơi trên thế giới.

Richard Cassaro lý giải điều này bằng thuyết "cân băng và đối xứng". Cổng lớn ở giữa là trung tâm. Hai cổng phụ hai bên là hai điểm cân bằng và đối xứng nhau.

Biểu tượng Mặt Trời

Truy lùng những điểm giống nhau của các công trình thời cổ đại - Ảnh 10.

Biểu tượng Mặt Trời của người Tiền Inca và Inca, Ai Cập cổ đại.

Nhiều nền văn hóa cổ đại đều coi Mặt Trời là biểu tượng tối cao trong tôn giáo của họ.

Richard Cassaro lý giải rằng nhiều nền văn hóa cổ đại coi Mặt Trời là con người, linh hồn, thần thánh, linh thiêng và ngược lại.

Nguồn: Ancient Code

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại