Kumbhalgarh được biết đến như là "Vạn lý trường thành" và pháo đài vững chắc và bí ẩn bậc nhất trong lịch sử của Ấn Độ và trên thế giới.
Đây là một công trình có quy mô lớn, được xây dựng cách ngày nay khoảng gần 500 năm. Thực chất, Kumbhalgarh là những bức tường phòng vệ của một pháo đài cổ.
Công trình bí ẩn của Ấn Độ
Kéo dài 36km bao quanh một khu vực rộng lớn thuộc bang Rajasthan, Kumbhalgarh là bức tường liên tục lớn thứ hai trên thế giới, hay còn được biết đến như là "Vạn lý trường thành của người Ấn Độ".
Những bức tường thành có nhiệm vụ bảo vệ hơn 360 ngôi chùa, đền thờ lớn nhỏ ở Ấn Độ.
Vào năm 2013, Kumbhagarh được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa biết đến trường thành cổ kính này vì một số lý do, nhưng nó có quy mô khổng lồ và kiến trúc rất đẹp.
Với khoảng cách bề rộng giữa các bức tường tới 15m và được trang trí vô cùng ấn tượng với loạt hàng ngàn viên gạch đá nhỏ trang trí, tạo cảm giác thích thú và muốn khám phá ngay từ lần đầu đặt chân tới đây.
Lịch sử hình thành và bí ẩn của trường thành
Nằm ở phía tây Ấn Độ, tại bang Rajasthan, những bức tường Kumbhalgarh được bắt đầu xây dựng vào năm 1443 ở bang Rajasthan, dưới triều đại của Vương triều Mewar.
Hình ảnh đền thờ trong quần thể cấu trúc Kumbhalgarh
Mặc dù bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 15, Kumbhalgarh sau đó vẫn tiếp tục được mở rộng và hoàn thiện cho tới tận thế kỷ 19.
Kumbhalgarh là pháo đài cổ được các bức tường khổng lồ bảo vệ và bao bọc xung quanh, nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao nên có nhiều ưu thế trong việc quan sát những biến động bất thường từ xa. Tổng cộng có đến 7 cổng được bố trí xung quang tường thành.
Người dân địa phương kể rằng, trong thời kỳ trị vì đất nước của vua Maharana, ông đã ra lệnh cho đốt hàng ngàn ngọn đèn lớn trên tường thành, để cung cấp ánh sáng cho những người dân địa phương có thể làm việc vào ban đêm.
Kumbhalgarh được công nhận là bức tường thành dài thứ hai trên thế giới.
Bên cạnh nhiệm vụ trọng yếu là bảo vệ vững chắc pháo đài quân sự, tường thành Kumbhalgarh còn phải bảo vệ hơn 360 ngôi chùa, đền thờ lớn nhỏ.
Theo Narayan Vyas, một nhà khảo cổ đã thực hiện một số cuộc điều tra những bức tường thành giữa Bhopal và Jabalpur tin rằng, di tích những đền thờ cổ và các bức tường thành có thể còn lớn hơn so với ghi nhận của nhiều nhà sử học.
Ông Vyas chia sẻ với tờ Hindustan Times: "Đây có thể là biên giới của vương quốc Parmar". Ông cho rằng các bức tường thành có thể đã được sử dụng để đánh dấu lãnh thổ của họ với kẻ thù.
Vyas cũng thừa nhận rằng đây chỉ là suy đoán ban đầu và cần phải có nghiên cứu thêm để chứng minh giả thuyết này là chính xác trong lịch sử.
Mặc dù những bí ẩn vẫn còn rất nhiều và tranh luận sôi nổi giữa các nhà sử học có thể chỉ vừa mới bắt đầu, nhưng người dân địa phương luôn tự hào, tôn sùng và hãnh diện về công trình khổng lồ có kiến trúc siêu đẹp này.
Trong suốt chặng đường lịch sử đầy thăng trầm và biến động của Ấn Độ, Kumbhalgarh được coi là một pháo đài "bất khả chiến bại" trước những cuộc tấn công tàn khốc của kẻ thù từ bên ngoài.
Trong tương lai, trường thành Kumbhalgarh có thể sẽ trở thành một trong những địa điểm du lịch và khám phá văn hóa hấp dẫn nhất hành tinh.
(Nguồn: Ancientorigins)