Mới đây, một trường mầm non tư thục ở Trung Quốc được cho là lợi dụng danh nghĩa giáo dục để "điều tra hoàn cảnh gia đình". Cách đáp trả thông minh của phụ huynh sau đó đã thu hút sự chú ý.
Theo đó, một bà mẹ phát hiện bài tập con mình mang về từ trường mẫu giáo có tựa đề "My Car" (Chiếc xe hơi của tôi), yêu cầu các em mô tả chi tiết chiếc ô tô của gia đình mình: Bao gồm số chỗ ngồi được, ô tô chạy xăng hay ô tô điện, biển số và nhãn hiệu,... Tưởng chừng như là một nhiệm vụ giáo dục nhưng theo chị, đây thực chất lại là một cuộc điều tra hoàn cảnh gia đình trá hình.
Hầu hết các bậc phụ huynh trong lớp đều chọn cách "nuốt giận" và hoàn thành bài tập về nhà theo yêu cầu. Tuy nhiên, bà mẹ thông minh này đã chọn cách khác. Chị yêu cầu con chụp ảnh những chiếc ô tô đồ chơi để làm bài, không quên kèm theo dòng chú thích: "Chúng con không có ý gì cả".
Cách đáp trả của phụ huynh nhanh chóng lan truyền và trở thành tâm điểm bàn tán. Nhiều bậc phụ huynh bày tỏ sự khâm phục trước sự hóm hỉnh và dũng cảm của bà mẹ này. Rõ ràng với bài làm "bá đạo" như vậy, giáo viên dù có tức giận cũng không thể bắt bẻ được.
Trên thực tế, việc "điều tra hoàn cảnh gia đình trá hình" của trường mẫu giáo trên không phải là trường hợp cá biệt. Khi cạnh tranh xã hội ngày càng gay gắt, để theo đuổi lợi nhuận cao hơn và cái gọi là "chất lượng giáo dục", một số trường mẫu giáo đã tìm hiểu hoàn cảnh gia đình cũng như tình trạng kinh tế bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cách làm này không chỉ đi ngược lại sự công bằng trong giáo dục mà còn làm tổn hại đến tâm hồn non trẻ của học sinh.
Các bậc cha mẹ nên giữ đầu óc tỉnh táo và không để bị đánh lừa bởi vẻ ngoài lộng lẫy của các trường mẫu giáo. Khi chọn trường, bạn không chỉ nên xem xét các yếu tố như cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy mà còn phải chú ý đến triết lý và phương pháp giáo dục của trường. Chỉ những trường mẫu giáo thực sự đặt trẻ em lên hàng đầu mới có thể được gọi là trường đủ tiêu chuẩn.
Đối với những vấn đề nảy sinh, phụ huynh nên đoàn kết và tích cực tìm cách giải quyết. Bạn có thể hợp tác với các phụ huynh khác để duy trì sự công bằng thông qua các hành động tập thể; bạn cũng có thể sử dụng sức mạnh của truyền thông để vạch trần sự bất công và thu hút sự chú ý của xã hội. Những việc không quá nghiêm trọng, có thể thẳng thắn trao đổi với nhà trường để tìm hướng giải quyết hợp lý. Đừng vì "cả nể" mà khiến con mình chịu thiệt thòi.