Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu sơ bộ về vấn đề này dưới hai góc độ: lý thuyết và thực tiễn.
Từ Binh pháp Tôn Tử và triết học ở Ấn Độ...
Là một nhà chiến lược quân sự thiên tài trong lịch sử Trung Quốc, Tôn Tử (545-470 TCN, ở nước Ngô vào cuối thời Xuân Thu) đã từng nhắc đến về cách mà các nhà lãnh đạo nên sử dụng gián điệp hay sát thủ (hay: thích khách) để làm gia tăng ưu thế quân sự, chính trị.
Cụ thể là trong chương 13 của cuốn "Binh pháp Tôn Tử", danh tướng này đã viết về gián điệp và cách sử dụng gián điệp trong chiến tranh.
Theo đó, một trong những điều Tôn Tử nhắc tới đó là các vị tướng nên sử dụng gián điệp của mình để thu thập thông tin về quân địch, bất kể với mục đích là đột nhập để do thám nhằm mục đích tiêu diệt một đội quân, hay ám sát một cá nhân nào đó.
Dù không viết chi tiết về các loại sát thủ hay gián điệp cũng như cách sử dụng riêng biệt, nhưng Tôn Tử cũng ngầm ám chỉ về vai trò của lực lượng có hành tung ẩn mật, giỏi ngụy trang này góp phần không nhỏ vào các chiến tích quân sự nhờ biết trước được tình hình quân địch...
Sau Tôn Tử vài trăm năm, Katilya (371 TCN-283 TCN), một nhà triết học, kinh tế học, luật học và đồng thời là cố vấn hoàng gia của vương triều Mauryan (đế quốc tồn tại hùng mạnh trên một diện tích rộng lớn vào thời Ấn Độ cổ đại) đã nghiên cứu chi tiết hơn về việc sử dụng các sát thủ.
Đây được coi là một luận thuyết đề cập đến các chủ đề khác nhau như chính sách kinh tế, kỹ năng quản lý đất nước và chiến lược quân sự.
Theo chia sẻ của Kautilya, trên thực tế gián điệp gồm có nhiều loại và một trong số đó là sát thủ.
Đáng chú ý là sát thủ có thể được chia thành các nhòm nhỏ hơn và mỗi nhóm thì lại sử dụng những chiến thuật khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Chẳng hạn, nếu một nhóm sát thủ chuyên thực hiện đầu độc, có thể bao gồm các thành viên như đầu bếp, người pha chế nước sốt, và người phụ trách trông coi bể nước, nguồn nước sinh hoạt. Những sát thủ này được mô tả là không có lòng hiếu thảo, rất tàn nhẫn và chịu đau tốt. Họ thường sử dụng chất độc để tiêu diệt mục tiêu của mình.
Bên cạnh việc tiêu diệt trực tiếp mục tiêu, sát thủ cũng có thể được sử dụng nhằm loại bỏ các vị quan đại thần, nhà lãnh đạo hay gây khó dễ hoặc gây nên sự mất đoàn kết trong triều đình của kẻ thù.
Sát thủ sẽ có nhiều cách để có thể gây nên mâu thuẫn, mất đoàn kết trong nội bộ của kẻ địch.
Đến Hashshashin - hội sát thủ khét tiếng trong lịch sử
Ảnh minh họa.
Hashshashin có thể được xem là tổ chức đã đào tạo ra những sát thủ nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử. Hội sát thủ Hashshashin đã thành công trong việc lập ra một nhà nước ở Trung Đông trong thời Trung cổ.
Trên chiến trường rộng lớn, Hashshashin có thể không đấu lại kẻ thù do họ có số lượng nhỏ. Chính vì vậy, hội Hashshashin đã chọn cách tiếp cận khác biệt để chiến đấu, đó là bằng cách kiểm soát pháo đài ở Trung Đông và sau đó cho người ám sát các lãnh đạo của đối phương.
Được đào tạo chuyên nghiệp, hành tung bí ẩn và nổi tiếng với khả năng ám sát đáng sợ, những sát thủ Hashshashin là trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người lúc bấy giờ.
Một trong những chiến thuật mà hội sát thủ Hashshashin ưa chuộng đó là hạ sát mục tiêu của họ ở nơi công cộng.
Nguyên nhân là do cách thức ám sát này vừa có thể giết chết mục tiêu, đồng thời tạo ra nỗi sợ hãi trong tâm trí kẻ thù của họ.
Tranh minh họa về vụ ám sát Nizam al-Mulk, tể tướng của đế chế Seljuk. Ảnh: Public Domain
Những nạn nhân đáng chú ý của hội sát thủ này có thể kể đến như Bá tước Raymond III của xứ Tripoli; Conrad của xứ Montferrat; và Nizam al-Mulk, tể tướng của đế chế Seljuk.
Danh tiếng của Hashshashin được nâng cao từ những phi vụ ám sát khét tiếng cũng như sự tàn nhẫn. Có lẽ cũng nhờ nổi tiếng là những sát thủ đáng gờm nên đây có thể là nguyên nhân khiến những kẻ địch của Hashshashin do dự không tấn công trực tiếp vào thành trì của họ.
Tuy nhiên, đáng tiếc là huyền thoại về "bức tường thành" bất khả chiến bại mà Hashshashin dụng công gây dựng đã bị tan rã do một cuộc xâm lược của đại quân Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Mông Kha, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, tiến đánh vào Trung Đông trong thế kỷ 13.
Cụ thể, vào năm 1256, khoảng 40 pháo đài của hội sát thủ Hashshashin, bao gồm cả lâu đài Alamut nổi tiếng, đã gục ngã dưới vó ngựa của quân Mông Cổ hùng mạnh. Điều này đã đánh dấu sự kết thúc của tổ chức sát thủ nổi tiếng Hashshashin.
Tham khảo nguồn: Ancientorigins, Historycollection