30 tuổi là một trạm tiếp sức của cuộc sống. Vào thời điểm này, bạn đã hoàn thành việc học và có một vài năm kinh nghiệm làm việc, thậm chí bạn có cơ hội trở thành "bậc thầy" trong một lĩnh vực nào đó, làm chủ cuộc sống của mình.
30 tuổi, bạn chính thức chia tay tuổi trẻ và những sự thiếu hiểu biết, bạn thực sự cần chuẩn bị và đối mặt với một giai đoạn ổn định hơn - một giai đoạn mới trong cuộc sống.
Cuộc sống của bạn sẽ ngày càng có ít thời gian hơn, vì vậy bạn buộc phải học cách chấp nhận buông bỏ một số thứ để giúp bạn có thể tiến xa hơn và thoải mái hơn về sau.
Vậy trước khi bước sang độ tuổi 30, bạn cần phải từ bỏ những thứ gì để được tận hưởng một cuộc sống tốt đẹp về sau này?
1. Học cách buông bỏ "công việc" không phù hợp
Gần 30 tuổi đầu, sau khi làm việc được một vài năm, có lẽ bạn vẫn chưa biết công việc nào là tốt nhất cho mình? Nhưng chắc hẳn bạn phải biết rằng bạn "không phù hợp với một công việc" nào đó.
Đối với công việc tồi tệ và không phù hợp, hãy nói "Không" sớm và sẵn sàng buông tay, bởi vì sau ba mươi, bạn sẽ không còn nhiều cơ hội để tiếp tục cố gắng, bạn sẽ có nhiều sự rằng buộc, có nhiều người phụ thuộc hơn và bạn không thể lo cho sự nghiệp của mình một cách trọn vẹn.
Vì vậy, hãy thiết lập sự nghiệp của bạn càng sớm càng tốt trước đó. Định hướng đúng, đừng để bản thân hối hận và tiếc nuối trong tương lai, rằng bạn đã không đủ can đảm để thử thách.
2. Học cách buông bỏ "cảm xúc" nếu không có tương lai
Đôi khi một mối quan hệ đi đến hồi kết, thì có nghĩa trước đó nó đã xuất hiện một vũng nước tù đọng giữa hai người, ngăn cách hai người đến với nhau.
Đó có thể là tình cảm xuất hiện vấn đề, sự ngăn cản từ gia đình hay mâu thuẫn trong cách sống.
Nếu hai người cứ cố chấp ở bên nhau, nhưng thực chất chỉ là "những người xa lạ biết nhau", và thậm chí việc nắm tay nhau cũng trở nên khó khăn, thì đừng cố tiếp tục mối quan hệ đó, vì cả hai đều sẽ không có hạnh phúc.
Nếu đã biết chắc hai người đến với nhau sẽ không có tương lai, thì hà cớ gì phải bắt đầu và làm lỡ dở nhau?
Bạn đừng sợ bị buộc tội rằng là người xấu, là người phản bội, là người buông tay trước, bởi nếu không làm như vậy, bạn đang trì hoãn cuộc sống của chính bạn và người đó.
3. Học cách buông bỏ "thói quen xấu" làm hại cơ thể
Mọi người thường nói rằng những người trẻ tuổi là những người có sẵn "vốn", không chỉ có sức khỏe mà còn có sức trẻ, sự nhiệt tình để họ có thể " chi tiêu" một cách thoải mái.
Nhưng nếu bạn dùng chúng một cách phung phí, nghĩ rằng bạn còn trẻ là bạn có mà không biết nuôi dưỡng nó thì trong tương lai, bạn sẽ phải lấy sức khỏe của mình để đánh đổi.
Đặc biệt, rất nhiều người trẻ biết có hại nhưng vẫn tiếp tục những thói quen có thể giết chết họ từ từ như sử dụng các chất kích thích, nghiện thuốc lá và rượu, thức khuya để vui chơi hay nhiều thói quen hưởng thụ hàng ngày khác như ăn quá nhiều, ngồi một chỗ, không vận động, luôn chăm chăm vào điện thoại cả ngày, chơi game trên máy tính...
Bạn có thể biện hộ rằng đó là tuổi trẻ của bạn, bạn có khả năng tận hưởng và để phung phí chúng, nhưng khi về già, bạn sẽ phải trả giá!
4. Học cách buông bỏ "quá khứ" dù nó có tốt đẹp
Ai cũng biết quá khứ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nó có hạnh phúc, có chứa đau thương, có được những thành tựu từ nhỏ bé đến vĩ đại,…
Nhưng nhiều người lại cứ thích giữ mãi chúng, mải mê đắm chìm trong cái sự tốt đẹp đó và họ im lặng với tương lai.
Họ chọn cách thành công nhưng không phấn đấu, không phát triển để bảo tồn cái "thành tích" của mình.
Đừng bao giờ thỏa mãn với thành tích trong quá khứ và tự cao, bởi có thể chỉ trong chớp mắt bạn đang tự cao đó, đã có rất nhiều người bước qua được thành công của bạn và tiến lên phía trước.
Đừng bao giờ ngủ quên trong chiến thắng, hài lòng với dấu mốc của quá khứ mà không nỗ lực và phấn đấu, luôn dậm chân tại chỗ.
Muốn thành công, bạn phải để quá khứ lại một bên. Buông bỏ quá khứ ở đây không phải là bạn phải quên đi, mà hãy dựa vào đó để có những bài học, để đứng lên và để trưởng thành hơn.
5. Học cách buông bỏ năng lượng tiêu cực từ "bạn bè"
Cổ nhân đã có câu: "Vật họp theo loài, người phân theo nhóm" hay "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", ý chỉ người cùng một loại thì thường tụ cùng một chỗ với nhau.
Cái sự "tụ tập" này không phải để các bạn cùng nhau tiến bộ và trở nên tốt hơn, mà ngược lại, nó sẽ khiến các bạn ràng buộc vào nhau, không tìm cách cùng nhau phát triển mà chỉ tụ họp để đổ lỗi cho bất công xã hội hoặc ăn chơi đàn đúm cả ngày.
Những người xấu mà chơi với nhau cũng khó có thể lâu dài, bởi nếu thực là một người xấu thì chắc chắn họ sẽ ích kỷ, khi xuất hiện quan hệ về lợi ích thì sẽ không ai nhường ai, cuối cùng mỗi người đi một ngả.
Như vậy xem ra chỉ có những người tốt đi với nhau thì mới có thể lâu dài.
Muốn biết một người có tốt hay không, bạn hãy quan sát vòng xã giao của người đó là đủ rồi. Và cách người đó chơi với bạn thế nào, chính là trực tiếp phản ánh cách làm người của bạn và người đó.
Từ đó có thể thấy được giá trị của họ. Bậc thầy Khổng Tử cực kỳ coi trọng quá trình trưởng thành của một cá nhân dưới tác dụng của bạn bè, Khổng Tử dạy học trò của mình khi kết giao bằng hữu, không nên kết giao với những người không tốt.
Vì vậy, nếu bạn phát hiện được "năng lượng tiêu cực " từ những người bạn bè của mình, hãy chấp nhận "buông tay", bởi nếu bạn cứ tiếp tục chơi với họ chẳng khác nào chơi với lửa, những điều tiêu cực sẽ lây lan sang bạn.
Hãy "chọn bạn mà chơi", chơi cùng với những người chính trực, có thể bao dung cho người khác, giao tiếp với người có kiến thức uyên bác thì chính bạn sẽ thu được rất nhiều lợi ích.