Vậy là, chỉ còn hơn 100 ngày nữa thôi, cỗ máy trị giá 3,26 tỷ của NASA sẽ vĩnh viễn kết thúc "cuộc đời", hoàn thành sứ mệnh tuyệt vời mà tàu thăm dò vũ trụ Cassini đã mang lại cho nhân loại trên Trái Đất.
"Đây là chuyến du hành một chiều của Cassini đến Thổ tinh. Chuyến đi sẽ kết thúc sứ mệnh cao cả cuối cùng (Grand Finale mission) của con tàu vũ trụ mang tên nhà thiên văn học người Italia Giovanni Domenico Cassini. Đó là vinh quang của con tàu Cassini. Nhân loại sẽ không bao giờ quên.", nhà khoa học Linda Spilker thuộc Phòng thí nghiệm của NASA cảm nghĩ.
Trước khi chính thức đâm vào sao Thổ, tàu vũ trụ Cassini vẫn miệt mài bay thăm dò quanh sao Thổ và các mặt trăng nhằm tối đa hóa sứ mệnh ghi lại hình ảnh chưa từng thấy về hành tinh thứ 6 trong Hệ Mặt trời.
Theo thông tin mới nhất của NASA, Cassini đã chụp được những hình ảnh hiếm hoi ở vị trí giữa sao Thổ và các vành đai của nó.
Cho đến lúc này, con người chưa biết rõ có bao nhiêu vành đai bao quanh Thổ tinh cũng như độ lớn của chúng.
Vị trí của tàu vũ trụ Cassini hiện nay (ở giữa khí quyển sao Thooer và vành đai gần nhất). Ảnh: NASA.
Con tàu đang bay với vận tốc 34,000 mét/giây. Ảnh: NASA.
Sứ mệnh cuối cùng đầy mạo hiểm này của Cassini đã cho chúng ta thấy khoảng cách giữa bầu khí quyển sao Thổ với vành đai D của nó là khoảng 2.000 km.
Lúc này, con tàu đang bay với vận tốc 34,000 mét/giây, gấp 45 lần viên đạn bay để cung cấp những hình ảnh đầu tiên trong lịch sử về khí quyển sao Thổ và khoảng cách với vành đai gần nhất.
Đây thực sự là những cống hiến chưa từng mệt mọi của Cassini. Sắp cạn kiệt nguồn năng lượng "sống" nhưng nó vẫn xác lập thêm kỷ lục mới trong lịch sử khai phá sao Thổ của con người.
Bức ảnh mà Cassini vừa chụp ngày 27/4: Khí quyển bao quanh sao Thổ. Ảnh: NASA.
Khí quyển bao quanh sao Thổ. Ảnh: EPA.
Xem video: Nhà khoa học Linda Spilker thuộc Phòng thí nghiệm của NASA thông báo kỷ lục mới nhất của Cassini.
Kỷ lục mới nhất của Cassini. Video: NASA
"Cỗ máy tỷ đô" của NASA Cassini và những sứ mệnh cao cả
Ngày 13/4/2017, NASA tổ chức họp báo công bố khám phá đột phá của tàu thăm dò vũ trụ Cassini: Phát hiện đầy đủ 3 nguyên liệu tạo nên sự sống tại mặt trăng Enceladus của sao Thổ (gồm nước lỏng, năng lượng và các thành phần hóa học như hydro, methan).
Enceladus, ứng viên sáng giá nhất cho sự sống tồn tại ngoài hành tinh ngay trong Hệ Mặt trời. Ảnh: NASA.
20 năm sau ngày NASA, ESA và ASI phóng thẳng con tàu vào quỹ đạo của sao Thổ ngày 15/10/1997, Cassini đã thực hiện tròn vẹn sứ mệnh thăm dò Thổ tinh và các mặt trăng của nó: Khiến Enceladus trở thành ứng viên sáng giá nhất cho sự sống tồn tại ngoài hành tinh ngay trong Hệ Mặt trời, tạo bước đệm mở ra những cuộc tìm kiếm sự sống đột phá của nhân loại về sau.
*NASA: Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ; ESA: Cơ quan vũ trụ châu Âu ; ASI: Cơ quan không gian Italia.
Phát hiện đột phá này của tàu vũ trụ Cassini cũng chính là "bước ngoặt cuộc đời" của nó. Kỹ sư trưởng Earl Maize quản lý sứ mệnh tàu vũ trụ Cassini đã nói rằng: "Phát hiện của Cassini đã buộc nó phải bị phá hủy!"
"Cỗ máy vũ trụ" nặng 2,78 tấn Cassini của NASA. Ảnh: Sci-News.com.
Sau 20 năm "cỗ máy vũ trụ" nặng 2,78 tấn, chạy bằng năng lượng hạt nhân di chuyển quảng đường 1,5 tỷ km từ Trái Đất và ngao du quanh Thổ tinh, nhiên liệu của Cassini dần cạn kiệt. Để bảo toàn cho các mặt trăng của sao Thổ không bị nhiễm khuẩn Trái Đất, Cassini sẽ kết thúc sứ mệnh cao cả của mình vào ngày 15/9/2017.
Nhiệm vụ cuối cùng của nó chính là lao vào sao Thổ để "tự sát" trước khi hết nhiên liệu và chẳng may rơi vào một trong các vệ tinh tiềm năng của sao Thổ.
NASA cho biết, con tàu thăm dò vũ trụ xa hoa bậc nhất của cơ quan này sẽ thực hiện 22 cú bổ nhào giữa sao Thổ và các vành đai trước khi lao vào bề mặt sao Thổ để "tự sát".
Bài viết sử dụng các nguồn: NASA, Sciencealert, Dailymail