Trước khi chết, Chu Nguyên Chương hạ lệnh khiến trăm người sợ hãi: Tiếng khóc làm "rung động đất trời"

Trang Ly |

Sau khi hạ lệnh, Chu Nguyên Chương yêu cầu các quan trong cung phải thực hiện nghiêm ngặt từng chi tiết.

Là một hủ tục tàn khốc nhất trong quy định an táng của hoàng đế Trung Hoa, tuẫn táng nhằm mục đích duy trì cuộc sống xa hoa ở "thế giới bên kia" của các hoàng đế đã mất. Mọi thứ hoàng đế được hưởng khi còn sống - bao gồm của cải, thê thiếp, cung nữ, kẻ hầu người hạ - đều phải cùng họ xuống lăng mộ lạnh lẽo và tối tăm.

Hủ tục đáng sợ này xuất hiện nhiều nhất thời nhà Nguyên. Cho đến khi Khang Hi Đế lên ngôi - hoàng đế thứ ba của nhà Thanh, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc - ông mới hạ lệnh bãi bỏ hoàn toàn.

Trở lại thời nhà Minh (tồn tại từ năm 1368 đến năm 1644). Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương - vị hoàng đế khai quốc của nhà Minh - được sử gia hiện đại công nhận là một trong những vị hoàng đế vĩ đại trong lịch sử nhờ công trạng to lớn cho đất nước.

Khi băng hà năm 1398, Chu Nguyên Chương được táng theo phong tục tuẫn táng - do ảnh hưởng từ thời nhà Nguyên. Những ghi chép về quá trình chôn cất hoàng đế khai quốc của nhà Minh được mô tả như thế nào?

Lệnh của hoàng đế: Trăm người sợ hãi

Cũng giống như bao bậc đế vương khác, sau khi lên ngôi, Chu Nguyên Chương nhanh chóng lập hậu cung. Số cung tần mỹ nữ của ông không dưới 40 người.

Ảnh hưởng bởi tục tuẫn táng đáng sợ thời nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương khi còn sống đã hạ lệnh yêu cầu những thê thiếp yêu quý nhất của mình, các cận thần trung thành và các phi tần chưa sinh con đều phải chết cùng với ông.

Trước khi chết, Chu Nguyên Chương hạ lệnh khiến trăm người sợ hãi: Tiếng khóc làm "rung động đất trời"- Ảnh 1.

Hoàng đế Chu Nguyên Chương, người sáng lập nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Thechinaproject

Tin tức vừa truyền ra, tất cả phi tần cùng thần quan trong hậu cung đều sợ hãi đến tái mặt. Theo ghi chép trong “Lịch sử nhà Minh”, có tới hàng trăm thê thiếp được chọn để chôn cất cùng hoàng đế.

Ngoài các phi tần, ngay cả những cung nữ được Chu Nguyên Chương sủng ái nhưng khi còn sống không được ban tước vị cũng nằm trong danh sách chôn cất. 

Đổi lại, Chu Nguyên Chương cũng ban lệnh rằng sau khi tất cả những người tham gia chôn cất qua đời, gia đình họ có thể nhận được ban thưởng lớn.

Không những vậy, bản thân người quá cố còn có thể được triều đình truy tặng tước vị, gia tộc cũng có thể nhận tước vị cao, sẽ được cha truyền con nối, không bao giờ bị giáng chức. Những phần thưởng này là để an ui gia đình người đã khuất.

Hơn nữa, để bảo vệ phẩm giá của những người trong danh sách tuẫn táng, Chu Nguyên Chương ban cho họ quyền lựa chọn con đường chết, bao gồm treo cổ, dùng độc, đánh bất tỉnh và chôn sống.

Ngoài ra, Chu Nguyên Chương còn yêu cầu chôn cất một số lượng lớn gia súc cho mình. Những con vật này phải được lựa chọn cẩn thận. Các tiêu chuẩn như độ tuổi, kích thước, màu sắc và hình dạng của chúng phải đáp ứng những yêu cầu nhất định và số lượng cũng rất lớn.

Sinh thời, Chu Nguyên Chương đã xây dựng cho mình một hệ thống chôn cất hoàn chỉnh, yêu cầu các quan trong cung phải thực hiện nghiêm ngặt từng chi tiết. Tang lễ của ông không những phải được tổ chức hoành tráng như xưa mà mọi lễ tế đều phải được kiểm tra cẩn thận, đảm bảo không bỏ sót.

Tiếng khóc làm "rung động đất trời"

Vào năm 1398 sau Công nguyên, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương băng hà vì bệnh tật. Theo tâm nguyện của Chu Nguyên Chương khi còn sống, con cháu phải tổ chức một đám tang hoành tráng chưa từng có cho ông.

Sau khi thực hiện các nghi lễ đã định, thi thể của hoàng đế được đưa vào quan tài. Đó cũng là lúc tiếng khóc chốn hậu cung trở thành âm thanh ai oán nhất trong kinh thành, làm rung động đất trời.

Vì trong vài ngày tới, những người được chọn sẽ phải tự mình tìm đến cái chết, sau đó cùng quan tài của hoàng đế vừa băng hà vào lăng mộ.

Trước khi chết, Chu Nguyên Chương hạ lệnh khiến trăm người sợ hãi: Tiếng khóc làm "rung động đất trời"- Ảnh 5.

Hình ảnh minh họa.

Trước khi chết, Chu Nguyên Chương hạ lệnh khiến trăm người sợ hãi: Tiếng khóc làm "rung động đất trời"- Ảnh 6.

Hình ảnh minh họa.

Khi tới ngày nhập mộ, cung tần mỹ nữ phải ăn mặc thật lộng lẫy để khi xuống cửu tuyền vẫn khiến hoàng đế hài lòng, vui vẻ. Sau đó, họ được chọn cách chết. Một số chọn uống rượu độc/thuốc độc. Số khác chọn treo cổ hoặc dùng thủy ngân.

Vào ngày tang lễ, tất cả 13 cánh cổng của Ứng Thiên (Nam Kinh ngày nay) đều được mở, và hơn một trăm chiếc quan tài đổ ra từ mỗi cổng. 

Sau khi nhập lăng, một số phi tần (dùng thuốc độc nhưng chưa chết) đã tỉnh lại sau cơn hôn mê. Nhưng thứ xuất hiện trước mặt họ là bóng tối, họ bị phong ấn trong một chiếc quan tài chật hẹp, giãy giụa một cách tuyệt vọng và cuối cùng bị ngạt thở mà chết. 

Tham khảo: Toutiao

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại