Bao Chửng (999 – 1062), thường được gọi là Bao Thanh Thiên hay Bao Công, là một vị quan nổi tiếng trong triều đại nhà Bắc Tống. Ông nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không vị nể tư tình dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông.
Nổi tiếng vì sự chính trực, liêm minh và đặc biệt là tài xử án công chính của Bao Chửng luôn được nhiều người ca ngợi từ xa xưa cho đến thời đại ngày nay. Trong thời gian làm quan, dân gian lưu truyền rằng Bao Chửng đã giải quyết được vô số vụ án kỳ lạ.
Bao Chửng không chỉ có khả năng phá án bậc thầy mà còn có nhiều cao thủ trung thành vây quanh. Trong số đó nổi tiếng nhất là Triển Chiêu, một nhân vật sống dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông.
Hình tượng Bao Chửng trên phim ảnh.
Hình tượng nam hiệp Triển Chiêu nổi tiếng trong dân gian và được hư cấu qua tiểu thuyết, phim ảnh. Theo đó, Triển Chiêu là người xuất thân giang hồ, có võ công cao cường, được người đời gọi là Nam hiệp. Sau khi thấy sự công chính liêm minh của Bao Chửng khi ông làm quan, Triển Chiêu đã đi theo giúp sức. Bao Chửng cũng tiến cử Triển Chiêu với hoàng đế. Ông được ban tặng danh hiệu Ngự tiền tứ phẩm đới đao hộ vệ.
Vị đại hiệp này luôn ở bên cạnh để giúp đỡ cho Bao Chửng trong quá trình phá án và bảo vệ sự an toàn cho ông. Bao Chửng là vị quan thanh liêm nên việc ông bị thích khách ám sát không phải chỉ xảy ra một hai lần. Tuy nhiên, mỗi lần ông đều gặp dữ hóa lành. Bên cạnh việc dựa vào phúc khí của bản thân thì một phần công lao đó phải nhờ tới có Triển hộ vệ võ công cao cường luôn đi theo bảo vệ.
Triển Chiêu rất trung thành và hết lòng bảo vệ cho Bao Chửng.
Đầu tháng 7 năm 1062, Bao Chửng lâm bệnh mất tại nơi làm việc, hưởng thọ 63 tuổi. Tương truyền, trước khi qua đời, Bao Chửng từng nói với Triển Chiêu một câu. Nhưng kỳ lạ rằng sau khi Bao đại nhân mất, Nam hiệp Triển Chiêu lại đột ngột biến mất. Chẳng lẽ Bao Chửng nhờ Triển Chiêu thực hiện nhiệm vụ gì đó hay hai người đã nảy sinh hiểu lầm vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời? Bí mật đằng sau sự mất tích bí ẩn của Triển Chiêu là gì?
Trước khi qua đời, trong lúc hấp hối, Bao đại nhân đã nói với Triển Chiêu rằng: "Sau khi lão phu chết, ngươi nên từ chức và trở về quê, ẩn cư nơi núi rừng. Chỉ có như vậy thì người mới có thể bảo toàn được tính mạng".
Rõ ràng sau khi Bao Chửng qua đời, Triển Chiêu phải làm hai việc. Thứ nhất là từ chức về quê, thứ hai là ẩn cư nơi núi rừng. Vì sao Bao Chửng lại dặn dò Triển Chiêu như vậy?
Vì sao Bao Chửng lại đặc biệt dặn dò Triển Chiêu?
Bao Chửng cả đời là vị quan thiết diện vô tư, hết lòng bảo vệ chính nghĩa, ngay cả hoàng thân quốc thích phạm tội thì cũng đều bị trừng trị như dân thường. Cách làm việc này của Bao Chửng đương nhiên đã chọc giận rất nhiều bá quan văn võ. Ông trở thành cái gai trong mắt của những người coi thường vương pháp, quan viên trong triều. Ghét và muốn tiêu diệt Bao Chửng thì đương nhiên họ cũng ghét cả Triển Chiêu, hộ vệ hành hiệp trượng nghĩa và có võ công cao cường luôn đi theo bảo vệ cho ông.
Bao đại nhân dặn dò Triển Chiêu trước khi qua đời.
Khi còn sống, Bao Chửng được hoàng đế trọng dụng nên những kẻ căm ghét ông không dám ra tay. Nhưng nếu Bao Chửng không còn, những người thân cận ông sẽ gặp nguy hiểm. Trong số đó, Triển Chiêu chắc chắn là mục tiêu đầu tiên bị ám sát. Hơn nữa, không chỉ có các vị quan lại là kẻ thù của Bao Chửng, bản thân Triển Chiêu cũng đắc tội với không ít người khi phiêu bạt giang hồ.
Mặc dù có võ công cao cường nhưng Triển Chiêu cũng khó lòng chống đỡ một mình. Do đó, nếu không tìm đường thoát thân, Triển hộ vệ chỉ có một con đường chết.
Bao Chửng nói cho Triển Chiêu biết điều này để đại hiệp nhanh chóng chạy thoát khỏi chốn quan trường nhằm tự cứu lấy mạng sống của chính mình.
Triển Chiêu nhiều lần cứu mạng Bao Chửng khi bị thích khách tấn công.
Triển Chiêu đương nhiên hiểu điều Bao Chửng lo ngại. Do đó, ông đã nghe theo nguyện vọng cuối cùng của Bao Chửng. Quả nhiên, sau khi vị quan thanh liêm này qua đời, Triển Chiêu cũng biến mất một cách kỳ lạ. Những kẻ muốn ám sát Triển hộ vệ cũng không thể làm được gì. Không ai biết Triển Chiêu đã đi đâu.
Có lẽ vị đại hiệp này đã chọn cách lưu lạc trong dân gian, ẩn cư nơi núi rừng, không màng đến thế sự đúng như nguyện vọng của Bao Chửng. Triển Chiêu là người có tính tình phóng khoáng, yêu thích sự tự do. Sở dĩ ông tình cờ làm quan và ở bên cạnh Bao Chửng là vì muốn bảo vệ vị quan này. Do đó, sau khi Bao Chửng qua đời thì đương nhiên nhiệm vụ của ông cũng hoàn tất.
Hơn nữa, đi theo Bao Chửng, Triển Chiêu cũng phải đánh đổi rất nhiều thứ. Gắn bó nhiều năm, Bao Chửng đương nhiên hiểu được điều này. Sau khi ông qua đời, ông muốn Triển Chiêu thoái lui khỏi chốn quan trường để có thể hoàn thành được những hoài bão còn dang dở của bản thân.
Dù đã ra đi hàng trăm năm, nhưng những câu chuyện về Bao Chửng, Triển Chiêu cùng những vụ án ly kỳ của họ vẫn được truyền tụng trong dân gian cho đến tận ngày nay.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Sina, Baidu