Trước "hành động kép" của Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp hành động khẩn: Địa Trung Hải nóng rẫy!

Hoài Giang |

Trước các động thái của không quân và hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, binh sĩ Hy Lạp đã được lệnh không được rời khỏi vị trí và hủy lịch nghỉ phép.

Hôm 11/8, trang Zero Hedge đăng tải bài phân tích nhan đề "Turkey Sends Military For 'Gunnery Drills' Off Rhodes As Contested Gas Exploration Resumes" (tạm dịch: Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân "diễu võ dương oai" gần đảo Rhodes trong bối cảnh tranh chấp thăm dò khí đốt).

Nhằm đem lại cho độc giả một cái nhìn tương đối khách quan về căng thằng gia tăng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ trên Địa Trung Hải những ngày vừa qua, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Trước "hành động kép" của Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp hành động khẩn!

Hôm 10/8, Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Donmez thông báo rằng tàu thăm dò địa chấn Oruc Reis đã được điều động đến khu vực Địa Trung Hải mà trước đó tờ Bloomberg đưa tin Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân ở cùng khu vực:

"Bằng tập trận hải quân và công bố việc thăm dò năng lượng trong cùng một khu vực nằm ngoài khơi hai hòn đảo của Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh ưu thế quân sự của họ trong bối cảnh tranh chấp gia tăng ở phía đông Địa Trung Hải".

Vị trí của cuộc tập trận tập trận dự kiến ​​sẽ kéo dài nhiều ngày trong tuần này của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là nằm ở phía đông và phía nam của các đảo Rhodes và Kastellorizo - nằm trong chuỗi đảo cực đông của Hy Lạp và cách không xa bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cùng ngày, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã họp khẩn với các thành viên của Hội đồng an ninh quốc gia thuộc chính phủ. Phát biểu sau cuộc họp Ngoại trưởng George Gerapett ra tuyên bố:

"Chúng tôi (chính phủ Hy Lạp) đã hoàn toàn sẵn sàng về chính trị và hoạt động (quân sự). Hầu hết các phi đội (tiêm kích) đã sẵn sàng triển khai ở thời điểm cần thiết".

Trước hành động kép của Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp hành động khẩn: Địa Trung Hải nóng rẫy! - Ảnh 1.

Khu vực diễn ra cuộc tập trận hải quân của Thổ Nhĩ Kỳ nằm gần các đảo đảo Rhodes và Kastellorizo của Hy Lạp.

Với việc binh sĩ Hy Lạp không được rời khỏi vị trí hay nghỉ phép, quân đội quốc gia NATO này được cho là đang trong tình trạng cảnh giác cao độ. Bộ Quốc phòng Hy Lạp cho biết đã "sẵn sàng đối phó" với bất kỳ "tình huống xấu nhất" xảy ra trong các cuộc tập trận của Thổ Nhĩ Kỳ.

Có thể thấy căng thẳng giữa 2 nước dường như đã "chín muồi" cho một cuộc xung đột, chủ yếu do kế hoạch thăm dò gây tranh cãi của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm qua, dẫn đến việc Ankara bị Liên minh Châu Âu (EU) đe dọa trừng phạt vì xâm phạm quyền lợi của Hy Lạp và Cyprus (đảo Síp).

"Ankara không công nhận tuyên bố của Athen rằng lãnh hải của Hy Lạp bắt đầu ngay phía nam Kastellorizo, đảo xa nhất (về phía đông Địa Trung Hải) của nước này", tờ Bloomberg bình luận.

"Theo bình luận của một trang tin có liên kết với Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc tập trận hôm 11/8 là một thông điệp rằng Ankara sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận hay động thái nào hạn chế các lợi ích trên biển của họ ở Địa Trung Hải".

Một cuộc "không chiến giả" giữa F16 Hy Lạp và F-16 Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới tranh chấp chủ quyền tại Biển Agean vào năm 2019.

Ankara đang "cay cú" vì bị Athen "lật kèo"?

Tình hình căng thẳng ở Địa Trung Hải đã leo thang trở lại sau khi Ankara đột ngột ra quyết định dừng đàm phán với Athen. Đây rõ ràng là phản ứng trước thỏa thuận xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) giữa Hy Lạp và Ai Cập - được cho là trái ngược với diễn giải của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuyên bố bác bỏ thỏa thuận nói trên Thổ Nhĩ Kỳ được cho là "null and void" (tạm dịch: không hợp lệ và vô hiệu lực) - chủ yếu do các tuyên bố về chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ đang vấp phải phản ứng bởi khá nhiều quốc gia ở Địa Trung Hải, bao gồm cả Israel.

Ngoại lệ duy nhất trong khu vực có lẽ là Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) ở Tripoli.

GNA đã ký thỏa thuận với Ankara vào năm 2019 phân định các vùng biển chồng lấn ở Địa Trung Hải thuộc "sở hữu" của Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy hỗ trợ quân sự và đẩy lui đối phương là Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ở miền tây nước này.

Theo quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, thực thể Bắc Síp thuộc Thổ Nhĩ Kỳ (vẫn chưa được cộng đồng quốc tế bao gồm EU và Liên Hiệp Quốc công nhận) trao cho họ "quyền hạn mở rộng" đối với toàn bộ đảo Síp, bao gồm cả các khu vực chồng lấn vào các vùng biển của Hy Lạp.

Dẫn đầu bởi Pháp, gần đây EU đã liên tục đứng về phía Hy Lạp và lên án hành vi của Thổ Nhĩ Kỳ đối với EEZ của các nước thành viên tổ chức này.

Theo Ibrahim Kalin, phát ngôn viên của Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: "Chúng tôi đã đàm phán trong hai tháng rưỡi với Hy Lạp ở Berlin và thậm chí đã đồng ý đưa ra một tuyên bố chung.

Nhưng chỉ 1 ngày trước tuyên bố chung đó phía Hy Lạp đã công bố thỏa thuận với Ai Cập".

Video giả định không chiến giữa F-16C/D Thổ Nhĩ Kỳ và F-16V của Hy Lạp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại