1. Ì trệ
Đời người, có một loại mệt mỏi tới từ sự ì trệ và chần chừ.
Mặc dù trong lòng luôn nhắc nhở bản thân rằng phải nỗ lực hết sức vì chuyện này chuyện kia, nhưng thực tế lại luôn viện lý do để đình trệ, kết quả tất nhiên không nên được việc gì, chứ đừng nói tới việc lớn, sau mỗi một lần ì trệ, là một lần mệt mỏi và cảm thấy hối hận với biểu hiện của bản thân.
Nỗ lực làm việc, miệng nói thì dễ nhưng để làm thì không phải chuyện đơn giản, đặc biệt là khi mong muốn bên trong và biểu hiện thực tế của bản thân khác nhau một trời một vực, tâm lý tự nhiên sẽ nảy sinh sự lo lắng, không hài lòng với bản thân.
Tin rằng không ít người đã từng trải qua chuyện này, rõ ràng hạ quyết tâm nỗ lực, nhưng vì một "lý do chính đáng" nào đó mà không thể tiếp tục kiên trì tới cùng.
Những tình huống như vậy thực ra rất thường tình, bởi lẽ không phải ai cũng có đủ quyết tâm khắc phục được tính ì bên trong mình.
2. Quá tham vọng
Đàn ông chí hướng cao xa, khao khát xây dựng cơ nghiệp là điều đáng khen ngợi, nhưng một khi chí hướng quá xa vời, quá tham vọng, bản thân sẽ không thể nào thoát ra được cái thiên hạ nhỏ bé đó.
Trong cuộc sống, chúng ta cần hiểu rằng, mục tiêu không nhất định có thể thành hiện thực, chí hướng khi đã cao, thì điểm rơi cũng cũng phải cao lên một chút, bằng không trèo cao sẽ ngã rất đau.
Vì vậy, khi đặt ra mục tiêu mục sống phải kết hợp với việc cân nhắc giới hạn và năng lực của bản thân để đặt ra mục tiêu trong tầm với của mình, đừng vì muốn tỏ ra ta đây, vì sĩ diện mà đặt ra cho mình cái đích quá xa tầm với chỉ để "thể hiện cho thiên hạ thấy", có như vậy, dù không thực hiện được, tâm lý cũng không quá thất vọng, tự trách bản thân.
3. Bảo thủ, cố chấp
Con người sống ở đời, sai lầm là chuyện vô cùng thường tình, nhưng không nhận thức ra được sai lầm, khuyết điểm của bản thân, đây mới là điều đáng nói. Con người một khi bảo thủ mù quáng sẽ rất khó nghe lọt tai ý kiến của người khác.
Rất nhiều người, sở dĩ không nên được việc lớn đó là bởi không biết vị trí của bản thân là ở đâu, không thể đánh giá một cách khách quan năng lực của bản thân, đã tham vọng lại bảo thủ cố chấp.
Tự xem xét lại bản thân, chính là đánh giá bản thân một cách khách quan, phân tích cái được cái mất của mình, một người không biết kịp thời nhìn lại mình cũng giống như chiếc xe xuống dốc không phanh.
Nhận thức rõ tình hình của bản thân mới là cái rễ nếu muốn nên nghiệp lớn, nếu ngay cả tới bản thân nặng mấy cân mấy lạng mà còn không ý thức được, vậy thì sẽ chỉ có thể làm trò hề cho thiên hạ mà thôi.
Trong cuộc sống, bất kể thành công ra sao, cũng cần kịp thời xem xét, đánh giá lại mình, không được tự mãn, khinh thường người khác, có như vậy mới có thể duy trì được thành tựu đồng thời từng bước ổn định tiến lên.