Kênh truyền hình RT đưa tin các nhà khoa học Trung Quốc báo cáo rằng về những dấu hiệu cho thấy nước có thể tồn tại trong các tảng đá do tàu đổ bộ Chang'e 5 mang về Trái đất. Phát hiện trên vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications số mới nhất.
Chang'e-5 đáp xuống Mặt trăng hồi tháng 12/2020 và thu thập được khoảng 1,7 kg đá và đất trên hành tinh này. Tàu đổ bộ này đã sử dụng các dụng cụ tích hợp để đo thành phần hóa học của các mẫu vật.
Tàu Chang'e-5 trong quá trình thám hiểm Mặt trăng. Ảnh: AFP
Dữ liệu ban đầu đó đã cho thấy khả năng phân tử nước có thể hiện diện ở mật độ 120 phần triệu trong một số loại đá Mặt trăng.
Giờ đây, nhóm chuyên gia tại Học viện Khoa học Trung Quốc đã chính thức xác nhận sự hiện diện của nước trong các mẫu đá Mặt trăng sau khi trực tiếp nghiên cứu chúng.
Trong khi đó, các mẫu đất lại tương đối khô - ngay cả theo tiêu chuẩn Mặt trăng - với sự hiện diện của nước ở mật độ 28,5 phần triệu.
Hàng loạt quan sát bằng kính thiên văn và vệ tinh trước đó đã khiến cộng đồng khoa học nghi ngờ rằng nước có tồn tại trên Mặt trăng, dưới dạng hydroxyl hoặc H20 trong đá.
Giới chuyên gia hy vọng rằng các nhà du hành vũ trụ trong tương lai sẽ có thể chiết xuất phân tử oxy và hydro ra khỏi môi trường để tạo ra nguồn nước và oxy tinh khiết cho chính họ.