Trong bài viết mang tựa đề "Китайские копии советского и американского оружия - Các phiên bản vũ khí Trung Quốc sao chép của Liên Xô và Mỹ", chuyên gia người Nga nhận định:
"Nếu nhìn thật xa vào lịch sử của nhiều thế kỷ trước thì Trung Quốc từng là người tiên phong và là người phát minh: thuốc súng, giấy, la bàn. Đó chưa phải là danh sách đầy đủ những thứ mà Trung Quốc mang đến cho nhân loại.
Nhưng, bất chấp điều đó, từ thập niên 90 của thể kỷ trước, Trung Quốc chỉ được biết đến bởi sự sao chép: quần áo, giày dép, đồ điện tử, xe hơi – tất cả những thứ đó được chế tạo ở Trung Quốc với sự sao chép từ các nguyên mẫu nổi tiếng".
Phía trên là chiếc xe tăng T-55 của Liên Xô, phía dưới là chiếc Type 69-II của Trung Quốc. Đây là chiếc xe tăng đầu tiên được người Trung Quốc chế tạo sau khi cắt đứt quan hệ với Liên Xô.
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau chứng kiến các nỗ lực của Trung Quốc sao chép những sản phẩm của các quốc gia chế tạo vũ khí hàng đầu thế giới.
Type 86 (WZ 501) của Trung Quốc, ảnh dưới: Chiếc BMP-1 của Liên Xô. Nguyên mẫu để nghiên cứu được mua của Ai Cập, quốc gia nhận được sự hỗ trợ vô cùng hào phóng của Liên Xô.
Trước tiên, nó liên quan tới vũ khí: Ban đầu quân đội Trung Quốc dựa trên các vũ khí được Liên Xô cũng cấp, rồi sau đó bắt đầu nâng cấp và chế tạo các mẫu của riêng mình một cách lố bịch.
Còn khi tình hữu nghị giữa Liên Xô và Trung Quốc biến thành căng thẳng cực độ mà đỉnh điểm của nó là cuộc xung đột ở bán đảo Damansk thì những nỗ lực sao chép được thực hiện dưới làn đạn súng cối.
Toàn bộ thiết bị trên chiếc xe tăng T-62 bị chìm đã được tháo ra, còn sau khi các trận pháo cối chấm dứt, chiếc xe tăng được đưa về Trung Quốc. Chiếc xe tăng với khẩu pháo nòng trơn đầu tiên trên thế giới.
Năm 2004, Trung Quốc tiếp nhận chiếc BMP ZBD-04 (ảnh trên), phiên bản sao chép (có giấy phép). Lần này cỗ máy dập khuôn những giải pháp của chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-3 Nga mặc dù có một số những khác biệt về ngoại hình.
Hiện nay, hoạt động sao chép đã đạt được tới những tầm cao mới: Chỉ mới đây thông, giới quân sự Trung Quốc đã trình diễn các phiên bản Lockheed Martin F-35 và Northrop Grumman X-47B của mình. Đây có thể gọi là sự sao chép toàn bộ - không thừa một chi tiết nào.
Còn nếu tin vào giới quan chức quân sự Mỹ - thì đây hoàn toàn là những tìm tòi của các tin tặc Trung Quốc.
Mua lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Nga
Dòng khí tài do Trung Quốc sản xuất mở rộng hơn sau khi Liên Xô tan rã. Do túng tiền, Nga đã bán cho người Trung Quốc dòng máy bay tiêm kích Su-27 tối tân.
Sau này, phía Trung Quốc đã vò đầu bứt tai với những kế hoạch triển khai lắp ráp cỗ máy này trong nước, nhưng bẵng đi vài năm họ "trở mặt nhanh như chảo chớp" khi tuyến bố rằng họ không còn cần chiếc máy bay này khi hủy hợp đồng. Cụ thể, họ nói rằng bản đồng không có mục chuyển giao công nghệ khiến họ thấy phi lý.
Phía trên – Yak-130, phía dưới – L15 của Trung Quốc. Phòng Thiết kế Yakovlev của Nga cung cấp bản vẽ Yak-130, còn "Progress" của Ukraine – động cơ. Giá thành của chiếc L15 nâng cấp thấp hơn Yak-130 tới 5 triệu đôla.
Một sự ngạc nhiên không hề nhẹ khi vào năm 1998 người Trung Quốc trình làng chiếc máy bay của mình, "thậm chí còn vượt trội so với Su-35S". Trên thực tế đó là phiên bản sao chép Su-27SK mà cho đến nay vẫn đang tiếp tục được nâng cấp, có thay thế hệ thống điện tử do Trung Quốc chế tạo.
Phía trên là chiếc HUMVEE của Mỹ, phía dưới là chiếc Dongfeng EQ 2050 của Trung Quốc.
Khi các chuyên gia của AM General định chào mời người Trung Quốc mua dòng Humvee M998 của mình nhưng không nhận được sự quan tâm.
Vậy mà tới giữa thập niên 90, người Trung Quốc đã mua chiếc xe địa hình này của các công ty tư nhân. Cuối cùng là chiếc EQ2050 của Trung Quốc ra đời chỉ với giấy phép cho động cơ Cummins và một số chi tiết máy.
Đến giữa những năm 2000, tưởng chừng Trung Quốc đã chấm dứt thời kỳ mua sắp đơn lẻ hoặc theo lô nhỏ các vũ khí nhằm mục đích sao chép nhưng không, dường như gần đây Trung Quốc đã bắt đầu "ngựa quen đường cũ" khi ký với Nga các hợp đồng mua tên lửa phòng không S-400 rồi sau đó là tiêm kích Su-35.
Biết thừa Trung Quốc luôn tìm cách sao chép vũ khí của mình nhưng Nga vẫn tiếp tục nghiên cứu chế tạo những công nghệ mới, vũ khí mới và bán cho nước này để rồi nó nhanh chóng có phiên bản nhái "made in China".
Phía trên – Su-33, phía dưới – J-15 của Trung Quốc. Điều đáng nói là nó đang cất cánh từ tàu sân bay "Liêu Ninh", người anh em của "Đô đốc Kuznetzov", được mua lại của Ukraine.
Thực ra nước cờ này hơi muộn. Trung Quốc với những sản phẩm nhái của mình tập trung vào các thị trường thông thường do Nga chiếm lĩnh khi chào hàng phiên bản sao chép kém hơn nhưng với giá thành hợp lý hơn.
Căn cứ vào những thành công của Trung Quốc, đa số khách hàng hiểu rằng bản sao chép không thể tốt hơn bản gốc – nhưng bằng cách nào để biết được?
Chiếc xe tăng T-62 của Liên Xô mà Trung Quốc lấy được sau cuộc xung đột biên giới trên bán đảo Damansk.
Lời kết
Bất chấp việc vũ khí là một lĩnh vực hết sức nghiêm túc, thậm chí nguyên lý bản gốc luôn được coi trọng nhưng Trung Quốc vẫn nhắm mắt triển khai dù biết chắc phiên bản sao chép, dẫu có thêm vào những cải tiến, sẽ luôn kém hơn so với phiên bản gốc.
Và việc các nghiên cứu chế tạo của Trung Quốc vẫn chưa nhận được sự quan tâm của những quốc gia hiểu được tầm quan trọng của năng lực quốc phòng nói lên rất nhiều thứ.