Trung Quốc úp mở chuyện "phản đòn" việc Mỹ đưa các công ty công nghệ nước nhà vào danh sách đen

Tấn Minh |

Những cuộc đàm phán thương mại vẫn sẽ diễn ra trong tuần này tại Washington.

Trung Quốc mới đây đã đánh tiếng rằng họ sẽ đáp trả sau hành động đưa 8 công ty công nghệ lớn của nước này vào danh sách đen với cáo buộc vi phạm quyền con người.

Khi được hỏi rằng Trung Quốc liệu có "phản đòn" Mỹ về vấn đề danh sách đen, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Cảnh Sảng đã nói với các phóng viên là "hãy chờ đợi". Ông cũng phủ nhận rằng chính phủ Trung Quốc xâm phạm quyền con người.

"Chúng tôi đề nghị phía Mỹ ngay lập tức sửa lỗi, rút lại những quyết định liên quan và ngừng can thiệp vào hoạt động đối nội của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện những giải pháp cứng rắn và mạnh mẽ nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh và những lợi ích phát triển của quốc gia" - ông Cảnh nói.

Động thái của chính quyền Trump, vốn được công bố sau khi thị trường Mỹ đóng cửa, được đưa ra cùng thời điểm khi các nhà đàm phán từ hai phía bắt đầu công tác chuẩn bị cho các cuộc đối thoại cấp cao bắt đầu vào thứ 3 tuần tới tại Washington. Phát ngôn viên Bộ Thương mại Mỹ cho biết "hành động đó không liên quan đến các cuộc đàm phán thương mại", và Trung Quốc đã xác nhận rằng Phó Thủ tướng Lưu Hạc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu như dự tính.

Trung Quốc úp mở chuyện phản đòn việc Mỹ đưa các công ty công nghệ nước nhà vào danh sách đen - Ảnh 1.

Camera giám sát do Hikvision sản xuất đặt gần trụ sở công ty ở Hàng Châu, Trung Quốc

Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu của Mỹ đã giảm, ngược lại với lần tăng trước đó, trong khi cổ phiếu châu Âu cũng trượt giá sau hai ngày tăng liên tục, ngay trước thềm các cuộc đối thoại thương mại cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc tuần này. Các hợp đồng tương lai của Mỹ sụt giảm sau khi Trung Quốc cho biết cực lực phản đối quyết định đưa một số công ty công nghệ của họ vào danh sách đen. Chỉ số vốn sở hữu ở châu Á trước đó đã tăng trong bối cảnh các giao dịch dường như không có chút quan ngại về những diễn biến phức tạp ở Hồng Kông.

Danh sách đen nói trên vẫn sẽ đưa cuộc chiến kinh tế của Tổng thống Donald Trump nhằm vào Trung Quốc đi theo một hướng mới, đánh dấu lần đầu tiên chính quyền của ông lấy quyền con người làm lý do cho hành động của mình. Trước đó, Mỹ thường lấy những lý do về an ninh quốc gia để đưa các công ty vào danh sách đen, như vụ việc với Huawei Technologies chẳng hạn.

Các công ty nằm trong danh sách đen bao gồm 2 công ty chuyên về giám sát video - Hangzhou Hikvision Digital Technology Co. và Zhejiang Dahua Technology Co. - cả hai kiểm soát đến 1/3 thị trường giám sát video toàn cầu và có các camera được lắp đặt ở khắp nơi trên thế giới.

Cũng nằm trong tầm ngắm là SenseTime Group Ltd. - startup trí tuệ nhân tạo giá trị bậc nhất thế giới - và công ty AI Megvii Technology Ltd., được cho là đang nhắm đến con số 1 tỷ USD trong đợt lên IPO ở Hồng Công. Được chống lưng bởi gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc là Alibaba Group Holding Ltd., cả hai đều đang đi đầu trong tham vọng thống trị AI của Trung Quốc trong thời gian tới.

Các công ty nằm trong danh sách đen sẽ bị cấm giao thương với các công ty Mỹ khi chưa có giấy phép của chính phủ Mỹ, dù một số vẫn duy trì mối quan hệ với các công ty bị cấm thông qua các công ty con trên toàn cầu. Hikvision và Dahua đã bị cấm giao dịch từ hôm thứ 3, nhưng iFlytek Co. - một trong 8 công ty con - đã chứng kiến cổ phiếu sụt giảm 2,7% tại Thâm Quyến.

Ông Cảnh cáo buộc Mỹ có dụng ý. "Những giải pháp được Trung Quốc thực hiện để tiêu diệt các thành phần cực đoan từ gốc hoàn toàn đúng theo luật Trung Quốc và các hoạt động quốc tế" - ông nói.

"Hikvison phản đối mạnh mẽ quyết định hôm nay của chính phủ Mỹ và điều đó sẽ gây hại cho nỗ lực của các công ty toàn cầu nhằm cải thiện quyền con người trên toàn thế giới. Trừng phạt Hikvision, mặc cho những hoạt động họ đã tham gia, sẽ ngăn các công ty toàn cầu giao dịch với chính phủ Mỹ, gây ảnh hưởng đến các đối tác kinh doanh Mỹ của Hikvision và tác động tiêu cực lên kinh tế Mỹ" - công ty lên tiếng.

Megvii nói rằng Mỹ không có cơ sở để đưa hãng vào danh sách đen, nhấn mạnh rằng Tổ chức Giám sát Nhân quyền đã chỉnh sửa báo cáo có liên quan đến công ty. Megvii nói thêm rằng mình chưa từng kiếm được lợi nhuận nào từ Tân Cương trong nửa đầu năm nay, và tác động đối với công việc kinh doanh của hãng từ vụ việc đó là tối thiểu.

Trung Quốc úp mở chuyện phản đòn việc Mỹ đưa các công ty công nghệ nước nhà vào danh sách đen - Ảnh 2.

Danh sách đen được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Trump đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng cao tại Mỹ. Hôm thứ 2 vừa qua, Trump nói rằng ông hi vọng một giải pháp nhân đạo tại thành phố nơi các cuộc biểu tình ngày càng trở nên bạo lực hơn.

Các nhà kinh tế học nói gì?

Nhà Trắng hồi tháng 5 năm nay đã từng chuẩn bị các biện pháp cấm vận đối với các công ty giám sát bị cáo buộc vi phạm quyền con người, nhưng quyết định hoãn bởi các cuộc đàm phán thương mại.

Hồi tháng 6, chính quyền Trump một lần nữa cân nhắc cấm vận và dự định tung ra một bài phát biểu về quyền con người bởi Phó Tổng thống Mike Pence. Bài phát biểu đã bị trì hoãn vô thời hạn, để ông Trump có thể đảm bảo cuộc họp với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ở Osaka, Nhật Bản.

Trung Quốc úp mở chuyện phản đòn việc Mỹ đưa các công ty công nghệ nước nhà vào danh sách đen - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Trung Quốc, ông Lưu Hạc

"Chính phủ Mỹ và Bộ thương mại không thể và sẽ không dung túng cho vụ việc đàn áp bạo lực các dân tộc thiểu số tại Trung Quốc" - Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross nói. "Hành động này sẽ đảm bảo công nghệ của chúng ta được phát triển trong một môi trường có quyền tự do cá nhân và, công nghệ không được bị lợi dụng để đàn áp những cộng đồng dân cư thiểu số không thể tự vệ được"

Tham khảo: Bloomberg

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại