Sinh vật được đặt tên là Honghesaurus longicaudalis, sống vào khoảng 244 triệu năm về trước, tức đầu kỷ Tam Điệp, là kỷ nguyên đầu tiên chứng kiến sự ra đời của các loài khủng long.
Cũng giống như các con bò sát quái vật của kỷ Tam Điệp, thủy quái này có thân hình khá nhỏ bé với tổng chiều dài chí 47 cm. Các con pachypleurosaur khác loài từng được tìm thấy trên thế giới thường cũng không dài quá nửa mét.
"Chân dung" một loài thủy quái họ hàng với thủy quái Vân Nam, được cho là có vẻ ngoài tương đồng - Ảnh: Nobu Tamura
Bộ xương hóa thạch nguyên vẹn hiếm thấy của nó được phục hồi vào năm 2021 từ trầm tích biển của Hệ tầng Guanling ở Lô Tây, Vân Nam - Trung Quốc, một khu vực nổi tiếng với hàng loạt động vật không xương sống, cá, bò sát biển, thực vật cổ đại... được bảo tổn rất tốt.
Mẫu vật được nghiên cứu bởi nhóm khảo cổ đứng đầu bởi giáo sư Guang-Hui Xu từ Viện Cổ sinh vật có xương sống và cổ sinh vật học, thuộc Trung tâm ưu tú về Đời sống và môi trường cổ sinh, Học viện Khoa học Trung Quốc, giúp tái hiện một cơ thể trơn bóng với cái đuôi rất dài, cổ dài ở mức tương đối dù tổng thể khá giống những con thằn lằn cổ rắn sau này.
Cận cảnh hóa thạch được khai quật ở Vân Nam - Ảnh: SCIENTIFIC REPORTS
Sinh vật cũng có mõm nhọn hơn các loài pachypleurosaur. Thân hình cho thấy nó bơi bằng lực từ sự uốn lượn của thân và đuôi.
Đặc biệt nhất là 121 đốt sống của nó vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Điều này giúp thủy quái mới của Vân Nam trở thành một trong những mẫu vật bò sát biển tốt nhất thế giới.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.