Ảnh: Shutterstock
... còn các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đã phát triển một công nghệ mới có thể bảo vệ vệ tinh khỏi sự tấn công của vũ khí vi sóng công suất cao, tờ SCMP thông tin.
Nhóm nghiên cứu đến từ Học viện Công nghệ Không gian Trung Quốc (CAST) cho biết họ đã hoàn thành thử nghiệm công nghệ mới này trên mặt đất và được ứng dụng vào một số thiết bị không gian.
Được biết, vũ khí vi sóng (vũ khí vi ba) công suất cao có thể vô hiệu hóa thiết bị điện tử. Theo Li Wendong, một kỹ sư nghiên cứu tại CAST, sử dụng một ăng-ten để truyền một chùm năng lượng cường độ cao tới một mục tiêu trên quỹ đạo, chẳng hạn như vệ tinh, chúng có thể tạo ra một xung điện đủ mạnh để ngăn nó hoạt động.
Ông nói, dòng điện đó sẽ đi vào hệ thống dây dẫn của vệ tinh.
"Các xung điện từ đi vào vệ tinh sẽ tập trung ở những khu vực cực kỳ nhỏ, yếu với mật độ năng lượng cao. Chúng tạo ra một lượng nhiệt khổng lồ trong thời gian ngắn, và chúng sẽ đốt cháy các chất bán dẫn và mạch tích hợp trong thiết bị điện tử", Li Wendong viết trong bài báo đăng trên tạp chí Spacecraft Engineering của Trung Quốc ngày 15/2.
CÔNG NGHỆ 'VÔ HIỆU HÓA' VŨ KHÍ VI SÓNG CỦA TQ
Để chống lại điều này, nhóm nghiên cứu đã thiết kế một thiết bị để bảo vệ mạch điện của vệ tinh. Cho đến nay, họ nói rằng kết quả thử nghiệm cho thấy nó không chỉ có thể giúp một vệ tinh sống sót sau một cuộc tấn công của vũ khí vi sóng mà còn giúp vệ tinh tiếp tục hoạt động.
Theo Spacecraft Engineering, loại vũ khí vi sóng công suất cao lớn nhất trên mặt đất - với công suất vài trăm megawatt - có thể được sử dụng để bắn hạ tên lửa dẫn đường hoặc khiến máy bay trực thăng mất kiểm soát.
Để kiểm tra thiết bị của họ, nhóm đã mô phỏng các cuộc tấn công bằng vi sóng ở các cường độ khác nhau. Họ phát hiện ra rằng một vũ khí sẽ cần công suất đầu ra ít nhất là 1 gigawatt và ăng ten rộng 30 mét để làm tê liệt hoặc làm nhiễu vệ tinh được bảo vệ.
Nhóm nghiên cứu tin rằng thiết bị này cũng có thể giúp vệ tinh chống lại sự tấn công của vũ khí vi sóng trong không gian bằng cách sử dụng chùm tia mạnh nhất hiện có từ cách đó chỉ 30 km.
Thiết bị này đã được thiết kế để phát hiện bất kỳ sự gia tăng bất thường nào của dòng điện dẫn điện và để hấp thụ năng lượng có hại đó trước khi nó có thể làm hỏng các thành phần quan trọng của vệ tinh.
Nhưng việc thêm một thiết bị bổ sung vào mạch của vệ tinh có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của nó và bản thân thiết bị có thể bị cháy dưới bức xạ cường độ cao. Nhóm của Li Wendong cho biết họ đã giải quyết được những vấn đề này mà không giải thích gì thêm.
Họ dự đoán rằng công nghệ này sẽ được sử dụng trên hầu hết các vệ tinh mới do Trung Quốc phóng trong tương lai.
Theo tờ báo, công nghệ mới [có thể bảo vệ vệ tinh khỏi sự tấn công của vũ khí vi sóng công suất cao] này cũng có thể giúp vệ tinh duy trì liên lạc trong trường hợp chiến tranh điện từ. Điều đó có nghĩa là nếu vũ khí được sử dụng để truyền xung điện từ trên một dải tần số vô tuyến phổ rộng để lấn át máy phát của vệ tinh. Hoặc nếu chúng được sử dụng để tạo ra các tín hiệu tương tự như các tín hiệu được gửi bởi thiết bị điều khiển mặt đất để gây nhầm lẫn.
Sự phát triển vũ khí vi sóng của Mỹ chủ yếu tập trung vào các ứng dụng chống lại các phương tiện bay không người lái cỡ nhỏ. Lầu Năm Góc phải mở rộng quy mô những nỗ lực này để phòng thủ trước tên lửa chống hạm. Ảnh: PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHÔNG QUÂN MỸ
Li và nhóm nghiên cứu cho biết thiết bị của họ cũng có thể được sử dụng để xác định và lọc ra các tín hiệu giả mạo.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết công nghệ của họ sẽ không hiệu quả mãi mãi, khi các quốc gia tiếp tục đạt được những tiến bộ trong vũ khí vi sóng.
Ví dụ, quân đội Mỹ có kế hoạch triển khai vũ khí năng lượng định hướng trên mặt đất và không gian - bao gồm cả vũ khí vi sóng công suất cao - vào năm 2025. Một số được cho là có thể tạo ra vài gigawatt xung vi ba. Còn ở Nga, quân đội nước này đã sử dụng vũ khí vi sóng năng lượng cao.
Trong khi đó, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đã phát triển một loại laser megawatt có thể gắn trên vệ tinh và có khả năng được sử dụng để hướng sóng xung kích vào mục tiêu.
Bài viết sử dụng nguồn chính: SCMP