Một nhà máy Công nghiệp nặng phía Bắc ở Thẩm Dương, Trung Quốc. Ảnh: NYT
"Trái tim" ngành sản xuất
Hàng trăm công nhân tại một nhà máy ở Thẩm Dương, phía Đông Bắc Trung Quốc, đang hàn những cỗ máy tự động dài 86m để khoan đường hầm tàu điện ngầm.
Tại một nhà máy khác, các nhân viên đang lắp ráp robot được sử dụng cho hoạt động sản xuất tấm pin mặt trời.
Thẩm Dương là thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh, một trong 3 tỉnh lớn ở phía Đông Bắc và là cái nôi của ngành công nghiệp nặng Trung Quốc.
Vùng Đông Bắc Trung Quốc giống như Michigan và Ohio - các bang được xem là “vành đai công nghiệp” của Mỹ.
Khu vực này có tầm quan trọng chiến lược, bao gồm các địa phương tiếp giáp với Triều Tiên và Nga. Đây là nơi đặt trụ sở của phần lớn ngành công nghiệp vũ khí của Trung Quốc, được xây dựng lần đầu tiên bởi các cố vấn Liên Xô vào những năm 1950. Đây là nhà sản xuất ngũ cốc và dầu thô chính của Trung Quốc.
Khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại hậu Covid-19, Bắc Kinh coi việc đảm bảo rằng trung tâm công nghiệp Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng, tạo ra nhiều hàng xuất khẩu hơn đã trở thành ưu tiên hàng đầu.
Chuyến đi của nhà lãnh đạo Trung Quốc và kế hoạch chấn hưng
Đầu tháng 9, khi các nguyên thủ quốc gia tập trung dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở New Delhi, ông Tập Cận Bình đã không tham dự và thay vào đó, có chuyến đi đến vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Sau chuyến thăm của ông Tập, một kế hoạch chủ yếu tập trung vào đầu tư công được đưa ra. Một khía cạnh đáng chú ý của chương trình liên quan đến công nghệ kỹ thuật số, như các bước như nâng cấp nhà máy ô tô bằng robot.
Bước đi lớn nhất được thực hiện cho đến nay nhằm tăng nhu cầu hàng hóa từ vùng Đông Bắc là tăng xuất khẩu sang Nga. Chẳng hạn, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã chiếm được một nửa thị trường ô tô ở Nga, sau khi các đối thủ phương Tây rút lui vào năm ngoái.
Theo nhiều cách, vùng Đông Bắc Trung Quốc có nhiều đặc điểm phù hợp với kích thích kinh tế dựa trên đầu tư công. Ở các vùng khác của đất nước, nhiều người tìm việc trẻ tránh xa công việc ở nhà máy, tìm kiếm. Trong khi đó, vùng Đông Bắc vẫn có nhiều gia đình nhiều thế hệ làm trong ngành kỹ thuật.
Li Kai, nhà kinh tế tại Đại học Đông Bắc ở Thẩm Dương, cho biết ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, văn hóa sản xuất rất mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, các mỏ quặng sắt, nhà máy thép và nhà máy sản xuất máy móc trong khu vực ít bị ảnh hưởng bởi các vấn đề thương mại như hạn chế của Mỹ đối với chất bán dẫn.
Ví dụ, một nhà máy ở Thẩm Dương chuyên sản xuất ghế ô tô cho hãng BMW của Đức, đã nhập khẩu chất bán dẫn kém tiên tiến hơn từ Ý để tránh các lệnh hạn chế.
Kou Chuang, giám đốc kinh doanh tại nhà máy thuộc sở hữu của hai nhà sản xuất phụ tùng ô tô Trung Quốc là Jinbei và Yanfeng, cho biết: “Đây không phải là chip cao cấp nên không có tác động gì”.
Du lịch mùa hè đã khởi sắc sau khi dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát Covid vào tháng 12. Thời tiết mát mẻ khiến vùng Đông Bắc trở thành điểm đến được ưa chuộng trong khi các khu vực khác của Trung Quốc.
Sue Sui, 50 tuổi, một kế toán đến từ Bắc Kinh, ngồi trên bãi biển ở Đại Liên vào một buổi chiều giữa tháng 9, cho biết cô không thể đến du lịch ở đây vào giữa mùa hè vì mọi khách sạn giá cả phải chăng đều đã kín chỗ.
Tuy nhiên, điểm yếu trong chi tiêu của người tiêu dùng vẫn tồn tại. Doanh số bán lẻ bình quân đầu người ở tỉnh Liêu Ninh chỉ bằng 1/3 mức ở Bắc Kinh hoặc Thượng Hải và bằng một nửa so với các tỉnh sôi động ở phía đông nam Trung Quốc.
Để ổn định chi tiêu của người tiêu dùng trong khu vực, chính phủ đang đầu tư xây dựng các trung tâm mua sắm và bảo tàng theo chủ đề văn hóa để có thể thúc đẩy người dân và khách du lịch chi tiền.