Trung Quốc ồ ạt gia tăng dự trữ mọi thứ bất chấp nhu cầu trong nước yếu đi trong khi giá cả đắt đỏ: Lý do là ông Trump?

An Chi |

Năm ngoái, nhập khẩu các loại tài nguyên của Trung Quốc đã tăng kỷ lục và số lượng nhập khẩu các loại hàng hoá đều tăng 16%. Hoạt động này vẫn tiếp tục tăng 6% trong 5 tháng đầu năm nay.

Trung Quốc ồ ạt gia tăng dự trữ mọi thứ bất chấp nhu cầu trong nước yếu đi trong khi giá cả đắt đỏ: Lý do là ông Trump?- Ảnh 1.

2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã tiêu thụ một lượng lớn nguyên liệu thô. Dân số nước này ngày càng đông và giàu có hơn, theo đó nhu cầu với sữa, ngũ cốc và thịt cũng lớn hơn. Các ngành công nghiệp rất cần năng lượng và kim loại.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đã chững lại. Bắc Kinh muốn chuyển hướng khỏi các ngành sử dụng nhiều tài nguyên. Về mặt lý thuyết, nhu cầu đối với hàng hoá của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ sụt giảm nhanh chóng.

Thế nhưng trên thực tế, điều ngược lại đang diễn ra. Năm ngoái, nhập khẩu các loại tài nguyên của Trung Quốc đã tăng kỷ lục và số lượng nhập khẩu các loại hàng hoá đều tăng 16%. Hoạt động này vẫn tiếp tục tăng 6% trong 5 tháng đầu năm nay.

Theo Economist, Trung Quốc có thể đang tích trữ các loại nguyên vật liệu vào thời điểm giá hàng hoá vẫn đắt đỏ. Các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh dường như đang lo ngại về một số rủi ro địa chính trị mới, đặc biệt là khi một vị tân Tổng thống với quan điểm cứng rắn có thể sẽ tìm cách siết chặt dòng chảy hàng hoá của Trung Quốc.

Trung Quốc ồ ạt gia tăng dự trữ mọi thứ bất chấp nhu cầu trong nước yếu đi trong khi giá cả đắt đỏ: Lý do là ông Trump?- Ảnh 2.

Dù là trung tâm tinh chế nhiều kim loại quan trọng nhưng Trung Quốc phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu thô, từ 70% bauxite đến 97% coban. Năng lượng nhập khẩu cũng giúp Trung Quốc cung cấp điện cho người dân. Quốc gia này có rất nhiều than nhưng trữ lượng nhiên liệu khác lại không đáp ứng được nhu cầu trong nước, do đó họ phải nhập khẩu 40% khí đốt tự nhiên và 70% dầu thô.

Ngoài ra, Trung Quốc phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu lương thực. Năm 2000, phần lớn lương thực được sản xuất trong nước, nhưng hiện tại chỉ là 2/3. Nước này nhập khẩu 85% trong số 125 triệu tấn đậu tương mỗi năm để “nuôi” 400 triệu con lợn. Trung Quốc cũng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài đối với nguồn cung cafe, dầu cọ và một số sản phẩm từ sữa.

Do đó, Trung Quốc bắt đầu xây dựng các kho dự trữ ngũ cốc và khoáng sản “chiến lược” từ cuối Chiến tranh lạnh, sau đó là kho dự trữ dầu mỏ và kim loại công nghiệp ở thời điểm nền kinh tế tăng trưởng bùng nổ.

Trung Quốc ồ ạt gia tăng dự trữ mọi thứ bất chấp nhu cầu trong nước yếu đi trong khi giá cả đắt đỏ: Lý do là ông Trump?- Ảnh 4.

Năm 2018, Mỹ đã áp thuế với 60 tỷ USD hàng xuất khẩu của Trung Quốc và Trung Quốc cũng áp thuế với đậu tương của Mỹ. Sau đó, đại dịch khiến chuỗi cung ứng gián đoạn và tăng chi phí nguyên vật liệu. Mâu thuẫn Nga - Ukraine cũng làm giá hàng hoá leo thang và Mỹ áp lệnh trừng phạt với Nga.

Hiện tại, ông Trump đang trong quá trình tranh cử và tiếp tục thể hiện quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Nếu ông tái đắc cử, Mỹ có thể sẽ hạn chế xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc - vốn đã hồi phục sau khi ông Trump rời Nhà Trắng.

Hơn nữa, Mỹ cũng có thể sẽ tạo áp lực cho các quốc gia bán kim loại cho Trung Quốc, bao gồm Úc và Chile. Hầu hết hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc đều được vận chuyển qua một số eo biển, kênh đào mà Mỹ có thể tìm cách ngăn chặn.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc dường như đã chuẩn bị sẵn cho những khó khăn trước mắt. Động thái này bắt đầu bằng việc Trung Quốc mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng cần thiết để dự trữ nguồn cung.

Trung Quốc ồ ạt gia tăng dự trữ mọi thứ bất chấp nhu cầu trong nước yếu đi trong khi giá cả đắt đỏ: Lý do là ông Trump?- Ảnh 5.

Kể từ năm 2020, công suất lưu trữ dầu thô của Trung Quốc đã tăng từ 1,7 tỷ thùng lên 2 tỷ thùng. Emma Li, nhà kinh tế của hãng dữ liệu Vortexa, tiết lộ số lượng kho tích trữ như vậy đã tăng nhanh chóng kể từ năm 2022. Tương tự, công suất của các hang khí đốt dưới lòng đất tăng gấp 6 lần từ năm 2010 đến 2020, lên 15 tỷ m3 và mục tiêu là 55 tỷ m3 vào năm tới.

Trung Quốc cũng đang xây dựng khoảng hơn 10 bể chứa khí hoá lỏng dọc theo bờ biển. JP Morgan dự báo tổng công suất lưu trữ khí đốt sẽ đạt 85 tỷ m3 vào năm 2030. Trung Quốc hiện đang nỗ lực lấp đầy các cơ sở này.

Trong khi đó, Trung Quốc đã ngừng công bố số liệu thống kê về lượng tồn kho của nhiều loại hàng hoá. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, vào cuối mùa trồng trọt hiện tại, trữ lượng lúa mì và ngô của Trung Quốc sẽ chiếm 51% và 67% lượng dự trữ của thế giới, tăng 5-10% so với năm 2018.

Kho dự trữ này được cho là đủ để đáp ứng nhu cầu trong ít nhất 1 năm. Dự trữ đậu tương, mặt hàng nông sản nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc, đã tăng gấp đôi từ năm 2018 lên 39 triệu tấn và dự kiến đạt 42 triệu tấn vào cuối mùa vụ.

Trung Quốc ồ ạt gia tăng dự trữ mọi thứ bất chấp nhu cầu trong nước yếu đi trong khi giá cả đắt đỏ: Lý do là ông Trump?- Ảnh 7.

Một yếu tố đáng chú ý hơn là nỗ lực của Trung Quốc nhằm tích trữ kim loại và nhiên liệu. Theo ước tính của Tom Price, chuyên gia đến từ ngân hàng Panmure Liberum, lượng hàng tồn kho của Trung Quốc đã tăng lên kể từ năm 2018, có thể đáp ứng ít nhất 35% đến 133% nhu cầu hàng năm, tuỳ vào mỗi loại hàng hoá.

Đến cuối mùa xuân, Trung Quốc tích trữ 25 tỷ m3, đáp ứng đủ cho 23 ngày tiêu dùng, tăng so với mức 15 tỷ m3 cách đây 5 năm. JPMorgan dự đoán con số này lên 28 ngày vào năm 2030.

Trong khi đó, kho dự trữ dầu thô tăng trung bình 900.000 thùng/ngày kể từ đầu năm nay, theo ước tính của hãng tư vấn Rapidan Energy. Tháng 6 ghi nhận tốc độ lấp đầy nhanh nhất là 1,5 triệu thùng/ngày. Nhờ đó, lượng dầu thô tồn kho của Trung Quốc đạt gần 1,3 tỷ thùng (trong khi Mỹ là 800 triệu thùng).

Con số trên sẽ tiếp tục tăng lên. Bắc Kinh đã yêu cầu các công ty dầu mỏ bổ sung thêm 60 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 3. Theo Rapidan, lượng dự trữ sẽ còn tăng nhanh hơn nữa khi Trung Quốc bổ sung tới 700 triệu thùng vào cuối năm 2025.

Việc Trung Quốc tăng dự trữ hàng hoá là điều khiến Mỹ lo ngại vì xu hướng này có thể thúc đẩy lạm phát tăng cao hơn, khi nền kinh tế lớn nhất thế giới đã phải chịu áp lực giá leo thang trong một thời gian dài.

Tham khảo Economist

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại