Ý tưởng của biện pháp ngụy trang tín hiệu này đến từ khả năng dùng sóng âm cùng tiếng vang để định vị vật thể xung quanh của cá nhà táng và cá voi đầu tròn vây ngắn. Giáo sư Tưởng Giai Giai đến từ Đại học Thiên Tân là người đứng đầu chương trình nghiên cứu.
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí chuyên ngành IEEE Communication tháng trước, tàu ngầm dân dụng lẫn quân sự thường có hai cách nhận/chuyển thông điệp bí mật mà không bị phát hiện: sửa đổi đặc điểm tín hiệu làm kẻ địch khó giải mã hoặc gửi tín hiệu yếu để khó phát hiện hơn.
Nhưng giáo sư Tưởng đánh giá cả hai biện pháp đều có nhược điểm. Cách thứ nhất dựa trên một quá trình mã hóa, tạo ra tín hiệu không giống dạng sóng âm thanh tự nhiên do đó giống như đang "báo động" cho kẻ địch. Cách thứ hai hiệu quả trong việc che giấu nhưng không đảm bảo khi phải truyền qua một khoảng cách dài.
Do hệ thống trinh sát dưới biển bỏ qua những "tiếng ồn từ đại dương" như âm thanh của cá nhà táng cùng với cá voi đầu tròn vây ngắn, hơn nữa hai loài động vật có vú khổng lồ này sinh sống ở mọi vùng biển trên thế giới, nên nhóm của giáo sư Tưởng bắt tay vào nghiên cứu khả năng xây dựng một hệ thống tín hiệu dựa trên cách "giấu thông điệp".
Thông tin liên lạc dưới biển sẽ an toàn hơn với kỹ thuật "giấu thông điệp" - Ảnh: The National Interest
Nhà khoa học Hàn Quang Khiết của Đại học Công nghệ Đại Liên cho biết việc giấu thông điệp xuất hiện từ lâu và bị đánh giá lỗi thời trong chiến tranh thời hiện đại, tuy nhiên ứng dụng kỹ thuật này vào công tác bảo vệ liên lạc dưới biển là một ý tưởng mới mẻ.
Theo ông: "Lợi thế của giấu thông điệp so với mã hóa cũng như nhiều phương pháp thông thường khác là thông điệp bí mật không bị chú ý. Thông điệp mã hóa có khó giải mã cỡ nào cũng sẽ thu hút sự quan tâm".
Ngoài ra thông điệp ẩn không có khác biệt gì âm thanh thông thường mà cá nhà táng hay cá voi đầu tròn vây ngắn phát ra, vì vậy kẻ địch cũng khó lòng giải mã chúng.
(theo SCMP)