Trung Quốc lùng mua loại quả trồng quanh ngõ ở nước ta, làm ra sản phẩm giá hơn 3 triệu đồng/kg

Minh Hằng |

Trong thời gian qua, hóa ra Trung Quốc mua hàng tấn quả này từ Việt Nam để làm ra thứ có giá lên tới nhiều triệu đồng/kg.

Cau tươi được luộc và sấy khô trước khi được chuyển sang cho các đối tác Trung Quốc. Ảnh: D.T

Cau tươi được luộc và sấy khô trước khi được chuyển sang cho các đối tác Trung Quốc. Ảnh: D.T

Đó là cau . Trong thời gian qua, các thương lái Trung Quốc thu mua rất nhiều cau non từ Việt Nam. Giá cau trong mấy tuần gần đây tăng cao kỷ lục. Thậm chí có nhiều người còn cho rằng cau đắt như vàng vì chưa từng thấy giá tăng cao như thế.

Trong khi đó, theo ghi nhận của PV, giá cau non tươi tại nhiều địa phương trong thời gian qua liên tục lập đỉnh mới, có nơi giá lên tới hơn 90.000 đồng/kg. Đỉnh điểm, có những vườn cau tại Đắk Lắk bán được cho thương lái Trung Quốc với giá hơn 100 nghìn đồng/kg. Đây là mức giá mà nhiều người dân cho rằng đắt chưa từng thấy.

Tuy nhiên, trong mấy ngày gần đầu, giá cau đột nhiên lao dốc. Nguyên nhân được cho rằng do các thương lái người Trung Quốc về nước và vì cấm biên hạn chế mua.

 - Ảnh 1.

Cau tươi được nhiều thương lái Trung Quốc thu mua trong những ngày qua. Ảnh minh họa

Trước những thông tin thị trường về giá cau "leo thang" rồi đột ngột lao dốc, nhiều người thắc mắc không biết các thương lái Trung Quốc lùng mua cau để làm gì. Bởi thị trường tiêu thụ cau ở nước ta khá hẹp. Loại quả này quen thuộc với người Việt nhưng giờ đây phần lớn chúng chỉ được dùng trong các đám cưới hỏi, tục ăn trầu và là loại quả được mua về để thắp hương trong những ngày lễ Tết.

Theo đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sở dĩ một số đầu mối tiêu thụ tại Trung Quốc đang tăng thu mua cau tại Việt Nam là do những nguồn cung khác như Thái Lan, Philippine và đảo Hải Nam (Trung Quốc) bị hụt. Tuy nhiên, tại Việt Nam, cây cau chủ yếu chỉ được trồng xen hoặc trồng bờ rào, nên sản lượng không lớn và cũng không có nhiều. Hiện nay, chỉ có một số địa phương ở nước ta trồng cau để xuất khẩu, như Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tây Nguyên… Hơn nữa, vì đang là cuối vụ nên giá cau bị đẩy lên cao.

Trung Quốc mua cau từ Việt Nam để làm gì?

 - Ảnh 3.

Cau tươi ở Việt Nam hiện nay thường chỉ được dùng trong các đám cưới hỏi, tục ăn trầu. Đây cũng là loại quả được mua về để thắp hương trong những ngày lễ Tết. Ảnh minh họa

Theo một số chủ vựa cau tại Đắk Lắk cho biết, giá cau đã tăng liên tục trong khoảng 3 tháng qua. Nhưng gần đây lên cơn sốt, bởi vì Trung Quốc bị thiếu nguồn cung nên tăng cường nhập khẩu cau từ Việt Nam và một số nước lân cận trong khu vực ASEAN.

Thông thường, cau tươi được các cơ sở mua về sấy khô trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Sau đó, người Trung Quốc mua cau khô về và tiếp tục chế biến thành kẹo cau. Theo một số chủ vựa cau, trong mấy tháng qua, các thương lái Trung Quốc tăng nhập cau để chuẩn bị cho mùa tiêu thụ dịp cuối năm.

Theo Sina , cau được coi là một trong những loại quả mang lại giá trị hàng tỷ USD cho Trung Quốc. Tại quốc gia này, cau được sử dụng như là một vị thuốc quý. Bởi trong Đông y, cau là vị thuốc được dùng để chưa một số bệnh có liên quan đến hệ tiêu hóa, ngăn ngừa thiếu máu… Đặc biệt, những quả cau non còn được người Trung Quốc dùng để là kẹo, gọi là kẹo cau. Đây là loại kẹo rất phổ biến ở Trung Quốc, nhất là vùng lạnh, vì nó có công dụng chống viêm họng và giúp giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, những người bán cũng lưu ý rằng không nên nuốt bã kẹo cau sau khi nhai.

Một số nơi ở Trung Quốc còn dùng cau khô để làm tăng hương vị cho các món ăn. Chẳng hạn, tại tỉnh Hồ Nam, người dân thường xào thịt vịt với cau khô nhằm tăng hương vị. Trong khi đó, người dân ở Giang Tây lại hầm cau khô với chim cút hoặc nấu cháu để bồi bổ cơ thể cũng như cải thiện tiêu hóa.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc là thị trường lớn bao mua cau của Việt Nam. Tuy nhiên, giá cau lại khá bấp bênh. Phần lớn cau thường được thu mua với giá khá rẻ, thậm chí là rất rẻ, với 3000 – 4.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cũng có thời điểm loai quả này được thu mua với giá cao, dao động từ 60.000 – 90.000 đồng/kg. Đơn cử như năm 2023, cau tươi chỉ được thu mua với mức giá 5.000 – 7.000 đồng/kg và cao nhất là 20.000 đồng/kg.

Sau mấy ngày neo cao, giá cau tươi hiện có giá khoảng hơn 60.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do các lò sấy thu mua khá dè chừng nên giá của cau lại lao dốc. Nguyên nhân được cho là các đối tác bên Trung Quốc đã gom đủ nguyên liệu để sản xuất.

Người Trung Quốc mua cau rẻ, nhưng bán kẹo cau giá cao

 - Ảnh 5.

Kẹo cau được rao bán trên nhiều sàn thương mại điện tử. Ảnh: Shopee

Dù mua cau từ Việt Nam với giá rẻ, nhưng Trung Quốc lại làm ra sản phẩm đắt đỏ là kẹo cau. Mặt hàng này sau khi được sản xuất sẽ được các đầu mối nhập về để bày bán ở chợ Việt, với giá cao.

Trên thực tế, kẹo cau Trung Quốc cũng được rao bán nhiều trên các sàn thương mại điện tử, với mức giá phổ biến từ 60.000 – 200.000 đồng/gói (tùy vào trọng lượng và thương hiệu). Tuy nhiên, nếu tính theo cân, 1 kg kẹo cau có mức giá dao động từ 3 – 3,3 triệu đồng (tùy loại), đắt hơn rất nhiều lần so với giá cau tươi thu mua từ Việt Nam.

Tại thị trường Việt Nam, kẹo cau Trung Quốc cũng được nhập về và thường bán chạy vào dịp thời tiết lạnh. Nguyên nhân là nhiều người mua kẹo cau ăn để giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, theo người bán, nếu lần đầu ăn kẹo cau, nhiều người có thể bị nóng vã mồ hôi, chóng mặt và thậm chí là tức ngực.

 - Ảnh 6.

Không chỉ cau non mà ngay cả cau tươi loại già cũng được các thương lái Trung Quốc tìm mua. Ảnh: CT

Theo báo cáo tổng hợp từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong tháng 8/2024, xuất khẩu cau của Việt Nam đạt kim ngạch 9,28 triệu USD, tăng 1.240% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu cau của nước ta đạt 21,2 triệu USD, tăng 51,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, cau trở thành mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 13 của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2024, trên cả hạt hạnh nhân, quả vải, macca và chôm chôm.

Tuy nhiên, theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết, cau hiện chưa phải là đối tượng xuất khẩu chính ngạch qua thị trường Trung Quốc. Thay vào đó, cau chỉ xuất khẩu qua Trung Quốc theo hình thức trao đổi giữa cư dân biên giới. Vì vậy, sản phẩm này vẫn còn tiềm ẩn rủi ro.

Bài tham khảo nguồn: Vinafruit, Sina, Baidu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại