Trung Quốc là “ngư ông đắc lợi” trong cuộc đấu đá giữa siêu cường Liên Xô và Mỹ

Đức Trí |

Việc Liên Xô tan rã phần lớn là do tác động từ Mỹ, những "tinh hoa" quân sự của Liên Xô sau tan rã một phần được Nga kế thừa nhưng một phần cũng được chuyển giao cho Trung Quốc. Tại sao lại vậy?

Ngày 25/12/1991, Liên minh siêu cường Liên Xô đã bất ngờ sụp đổ mặc dù không có bất kì cuộc nội chiến hay xâm lược từ bên ngoài nào. Sự sụp đổ của Liên Xô đã sản sinh 15 quốc gia mới trên chính "đống đổ nát" của mình và Liên Xô đã không còn tồn tại.

Sự tan rã của Liên Xô có tác động lớn đến cấu trúc thế giới, ảnh hưởng trực tiếp nhất đó là tan rã thế cục "lưỡng cực" và chỉ còn lại siêu cường Mỹ độc bá thế giới. Bố cục này cũng là điều mà phương Tây mong muốn, kết cục của Liên Xô là kết quả lý tưởng nhất đối với châu Âu, vì châu Âu mất đi một mối đe dọa "siêu nguy hiểm".

Trung Quốc là “ngư ông đắc lợi” trong cuộc đấu đá giữa siêu cường Liên Xô và Mỹ - Ảnh 1.

Kết cục của Liên Xô là kết quả lý tưởng nhất đối với châu Âu và Mỹ. Nguồn: Sohu.

Sự tan rã của Liên Xô đã ảnh hưởng ít nhiều đến thế giới, bao gồm cả Trung Quốc. Tác động đến Trung Quốc là tương đối toàn diện, bao gồm cả sự phát triển kinh tế và quân sự.

Có thể cho rằng, Trung Quốc là quốc gia hưởng lợi lớn nhất từ sự tan rã của Liên Xô, nhất là sự phát triển của lĩnh vực quân sự, một số chuyên gia Mỹ đã từng nói:

“Do sự tan rã của Liên Xô, mà Trung Quốc đã đạt được được một lượng lớn công nghệ và vũ khí và thiết bị tiên tiến, điều này trực tiếp làm sự phát triển của vũ khí quốc phòng của Trung Quốc đạt được bước tiến bộ vượt bậc, rút ngắn 30 năm phát triển so với Mỹ”.

Tại sao Liên Xô tan rã? Một số chuyên gia và học giả tin rằng điều này có liên quan mật thiết đến phương Tây và Mỹ. Quá trình tranh bá giữa Mỹ và Liên Xô trong nhiều thập kỷ trước đây, chủ yếu là cuộc chạy đua vũ trang dài hạn đã gây ra những khó khăn bên trong và bên ngoài cho Liên Xô.

Trung Quốc là “ngư ông đắc lợi” trong cuộc đấu đá giữa siêu cường Liên Xô và Mỹ - Ảnh 2.

Nhiều "tinh hoa" quân sự của Liên Xô đã được Trung Quốc thu mua với giá rẻ. Nguồn: Sohu.

Đây là nguyên nhân chính cho việc tan rã của Liên Xô khi mà tác động của vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Liên Xô và ngày càng nhiều nước cộng hòa tham gia đòi hỏi sự phát triển độc lập từ Liên Xô.

Ngoài ra, các vấn đề cấp bách như mâu thuẫn về thể chế, bất bình lịch sử và mâu thuẫn sắc tộc đã dần xuất hiện. Kết quả tất yếu là Liên Xô buộc phải tan rã.

Thực tế cho thấy, sau khi Liên Xô tan rã, nhiều quốc gia kế thừa những di sản của Liên Xô đã mang những "tinh hoa" này bán cho Trung Quốc với giá thấp để đổi lấy kinh tế phát triển đất nước, điều này làm Trung Quốc trực tiếp thu được nhiều thiết bị tiên tiến hơn bao giờ hết.

Ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc đã nắm bắt tốt cơ hội từ sự giải thể của Liên Xô, một số lượng lớn chuyên viên khoa học và công nghệ quân - dân sự của Liên Xô đã chủ động tìm đến Trung Quốc chỉ vì "miếng cơm manh áo", điều này thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành công nghiệp quân sự và dân sự Trung Quốc.

Trung Quốc là “ngư ông đắc lợi” trong cuộc đấu đá giữa siêu cường Liên Xô và Mỹ - Ảnh 4.

Tàu khu trục hiện nay của Trung Quốc được phát triển trên nền tảng tàu khu trục Liên Xô. Nguồn: Sohu.

Ngoài ra, một số lượng lớn vũ khí và thiết bị tiên tiến của Trung Quốc cũng được mua từ Nga với giá "hữu nghị", như máy bay chiến đấu Su-27 và bản quyền chế tạo dây chuyền sản xuất. Đây là yếu tố then chốt để Không quân Trung Quốc bước sang kỷ nguyên máy bay thế hệ 3 và đạt được sự cải tiến chưa từng thấy.

Trên phương diện Hải quân, việc Nga bán giá rẻ cho Trung Quốc 4 tàu khu trục lớp Sovremenny đã trực tiếp nâng cao toàn diện trình độ của Hải quân Trung Quốc và hợp đồng này cũng là nền tảng để Trung Quốc dựa vào đó thúc đẩy sự phát triển của các thế hệ tàu khu trục tiếp theo.

Còn đối với tàu sân bay, sau khi Liên Xô sụp đổ, tiền thân của tàu sân bay Liêu Ninh là tàu chiến Varyag thuộc lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã được Ukraine kế thừa. Tuy nhiên, do kinh tế khó khăn, Quân đội Ukraine đã không có khả năng tiếp tục chế tạo và chỉ có thể bán con tàu này cho Trung Quốc.

Trên cơ sở đó, Trung Quốc đã tiến hành mổ xẻ con tàu để nâng cao kinh nghiệm cũng như trình độ kỹ thuật, và cải tiến thành tàu sân bay Liêu Ninh ngày nay.

Đặc biệt, các thiết kế chi tiết của tàu chiến Varyag cũng được Ukraine bàn giao cho Trung Quốc vào thời điểm đó, điều này đã rút ngắn thời gian để Trung Quốc phát triển các tàu sân bay nội địa.

Đồng thời, việc bán các nguyên mẫu máy bay chiến đấu Su-33 biên chế trên tàu sân bay khi đó cũng là "vốn" để Trung Quốc phát triển thành công máy bay J-15 biên chế trên 2 tàu sân bay của Trung Quốc hiện nay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại