Trung Quốc khai phá khả năng phi thường, chưa quốc gia nào làm được: Kẻ thù giờ đây "không có chỗ ẩn náu"

Mạnh Kiên |

Trung Quốc tuyên bố đã đạt được bước đột phá công nghệ cực lớn trong lĩnh vực tác chiến điện tử, khiến kẻ thù trên chiến trường giờ đây sẽ "không còn nơi ẩn náu".

"Không chốn dung thân"

Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã đạt được bước đột phá công nghệ cực lớn trong lĩnh vực tác chiến điện tử, khiến kẻ thù trên chiến trường giờ đây sẽ "không còn nơi ẩn náu", theo SCMP.

Nhóm các nhà khoa học đến từ Bắc Kinh cho biết lần đầu tiên họ đã đạt được khả năng giám sát và phân tích quang phổ điện từ theo thời gian thực, liền mạch với băng thông rộng, khiến đối thủ hoàn toàn không còn chỗ trốn trong cuộc xung đột.

Quân đội Trung Quốc có thể sử dụng công nghệ này để phát hiện và khóa tín hiệu của kẻ thù với tốc độ nhanh chưa từng có, giải mã các thông số vật lý của tín hiệu gần như ngay lập tức và ngăn chặn một cách hiệu quả – tất cả được đảm bảo với luồng liên lạc thông suốt.

Thông tin chi tiết về công nghệ thay đổi cục diện này đã được nhà khoa học trưởng dự án Yang Kai, giáo sư trường thông tin và điện tử tại Viện Công nghệ Bắc Kinh, công bố trong bài viết gần đây.

Ông Yang cho biết loại thiết bị giám sát phổ điện từ mới có "kích thước nhỏ, hiệu suất cao và mức tiêu thụ điện năng thấp".

Do lượng dữ liệu khổng lồ cần được xử lý trong sức nóng của chiến trường, công nghệ này trước đây được coi là một thứ viển vông. Phát triển mới của Trung Quốc được đánh giá sẽ làm "thay đổi sâu sắc trong chiến tranh".

Trung Quốc khai phá khả năng phi thường, chưa quốc gia nào làm được: Kẻ thù giờ đây

Trung Quốc và Mỹ hiện đang trong cuộc đua giành quyền thống trị lĩnh vực quang phổ điện từ.

Trong những tháng gần đây, các radar thời tiết dân sự Trung Quốc đã báo cáo những hiện tượng can thiệp bí ẩn, khiến một số chuyên gia quân sự nghi ngờ một "cuộc đối đầu bí mật" đang diễn ra giữa lực lượng hải quân Trung Quốc và Mỹ. Trong lúc đạn bom chưa bay thì chiến trường điện tử đã rực cháy.

Trước đây, Trung Quốc từng gặp bất lợi trong khả năng này nhưng hiện tại đã có được vị thế tốt hơn đáng kể.

Truyền thông Trung Quốc hồi tháng trước đưa tin tàu khu trục Type 055 tiên tiến nước này đã một tay chặn bước tiến của toàn bộ nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ - điều mà trước đây được cho là không ai dám nghĩ tới.

Các sĩ quan và binh sĩ được phỏng vấn đã tiết lộ một chi tiết quan trọng: Họ đã kích hoạt thiết bị phát điện từ bao gồm các radar mảng pha công suất cao và khóa chặt hàng loạt mục tiêu bao gồm cả máy bay trên tàu sân bay Mỹ trong cuộc đối đầu tác chiến điện tử.

Bước tiến mới của công nghệ Trung Quốc

Thông tin chi tiết về sức mạnh tác chiến điện tử của Trung Quốc vẫn chưa được tiết lộ nhiều.

Theo Yang, bị hạn chế bởi các giới hạn phần cứng, băng thông phân tích thời gian thực của các hệ thống giám sát quang phổ truyền thống thường bị giới hạn ở phạm vi 40-160 MHz.

Chọn mua điện thoại cuối năm, đừng nhìn vào con số này mà bị lừa: Đấy chỉ là 'cái bẫy quảng cáo' mà thôi!Chọn mua điện thoại cuối năm, đừng nhìn vào con số này mà bị lừa: Đấy chỉ là "cái bẫy quảng cáo" mà thôi!

Nếu bị thu hút về độ sáng màn hình lên đến 4.500 nits gần đây, bạn đã sai lầm. Con số này thực sự vô nghĩa. Đừng chọn mua điện thoại chỉ vì có độ sáng tối đa cao.

Các tín hiệu nằm ngoài phạm vi này, đặc biệt là các tín hiệu tần số cao, thường được theo dõi thông qua quá trình quét lấy mẫu, nhưng điểm yếu của phương pháp là dễ bỏ sót tín hiệu quan trọng.

Nhóm của Yang tuyên bố thiết bị mới của Trung Quốc đã mở rộng dải tần theo dõi thời gian thực phát hiện liền mạch đến tầm gigahertz, bao phủ dải tần được sử dụng từ dân sự cho đến cả vệ tinh Starlink của Elon Musk.

Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả khi quân đội Mỹ đột ngột chuyển sang tần số dân sự và phát ra tín hiệu xung trong thời gian ngắn, nó vẫn có thể bị quân đội Trung Quốc phát hiện và phân tích. Do đó, liên lạc không dây giữa các đơn vị quân đội Mỹ có thể bị ảnh hưởng hoặc làm gián đoạn từ phía Trung Quốc.

Trung Quốc khai phá khả năng phi thường, chưa quốc gia nào làm được: Kẻ thù giờ đây

Để đạt được khả năng rộng hơn, các nhà khoa học cho biết họ đã phát triển một loạt chip xử lý tín hiệu mới.

Trên chiến trường, không chỉ có vô số đơn vị quân sự như vệ tinh, máy bay, máy bay không người lái, trạm radar, xe tăng và bộ binh mà còn có các cơ sở dân sự và thiết bị điện phát ra tín hiệu điện từ.

Khi tất cả các tín hiệu này được thu bởi ăng-ten hiệu suất cao, chúng sẽ tạo ra luồng dữ liệu khổng lồ. Các chip xử lý kỹ thuật số trước đây không thể xử lý khối lượng công việc khổng lồ như vậy.

Nhưng Yang cho biết các chip mới có thể phân chia luồng dữ liệu này thành các luồng nhỏ hơn một cách hiệu quả trước khi xử lý tính toán. Điều này làm giảm gánh nặng xử lý và có thể giám sát đồng thời một số lượng lớn nguồn tín hiệu trên dải tần số rộng.

“Tôi đã hối hận khi chọn điện thoại quá đắt tiền”: Galaxy S24 Ultra hay iPhone 15 Pro Max cũng đừng mua!“Tôi đã hối hận khi chọn điện thoại quá đắt tiền”: Galaxy S24 Ultra hay iPhone 15 Pro Max cũng đừng mua!

"Mình có cần tất cả tính năng đấy không?" - Đó là câu hỏi xuất hiện trong đầu nhiều người khi bỏ ra hơn 20 triệu đồng để mua một chiếc điện thoại cao cấp vào năm 2024.

Các nhà khoa học cũng cải tiến cấu trúc của bộ lọc tín hiệu điện từ hoạt động với chip cùng các thuật toán mới, giúp cải thiện hiệu suất làm việc của bộ xử lý mà không làm mất bất kỳ tín hiệu nào.

Thiết bị giám sát cũng cần tiến hành phân tích tự động các tín hiệu đã được xử lý để thu được thông tin có giá trị cao, chẳng hạn như thông số vật lý của tín hiệu, xác định các nguồn thân thiện hoặc dân sự. Các phương pháp truyền thống không thể cung cấp ngay những phân tích đáng tin cậy.

Để giải quyết thách thức này, nhóm của Yang đã đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào quy trình phân tích dữ liệu quan trọng nhất và ít nhất hai công nghệ AI khác nhau được sử dụng để phối hợp chặt chẽ nhằm giải quyết các thách thức gặp phải.

Việc tích hợp chip nội bộ và AI đã cho phép quân đội Trung Quốc đạt được khả năng thu thập thông tin chưa từng có với chi phí thấp hơn.

Các nhà khoa học cho rằng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện từ quân sự Trung Quốc được thúc đẩy bởi ngành viễn thông hàng đầu thế giới của nước này.

Các công ty viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, như Huawei, đã đầu tư rất nhiều vào các công nghệ truyền thông không dây tiên tiến và thu được những thành quả đáng kể.

Ngược lại, Mỹ hiện chủ yếu dựa vào các công ty châu Âu như Ericsson và Nokia về thiết bị và công nghệ xây dựng mạng 5G, vốn chỉ bằng một phần nhỏ so với quy mô của Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại