Tàu sân bay ban đầu được đặt tên theo thành phố Riga vào năm 1985. Nó được ra mắt vào tháng 12/1988 và năm 1990 được đặt tên mới là Varyag.
Ukraine đã bán Varyag sau khi Liên Xô sụp đổ với giá 25 triệu đô la cho Trung Quốc vào năm 1998.
Tàu sân bay (chỉ có khung tàu) được kéo đến xưởng đóng tàu hải quân Đại Liên ở phía đông bắc Trung Quốc, nơi Varyag đã trở thành Tàu sân bay Liêu Ninh.
Liêu Ninh đã đi vào hoạt động vào ngày 25/9/2012. Cần lưu ý rằng vào thời điểm khi Varyag được bán cho Trung Quốc, nó chỉ ở mức sẵn sàng hoạt động khoảng 68%. Do đó, Trung Quốc đã phải nỗ lực đáng kể để hoàn thiện Liêu Ninh.
Theo ước tính với chi phí hiện tại, sẽ tốn khoảng 600-800 triệu USD để chế tạo một tàu sân bay hạng nặng lớp Kuznetsov mới. Để so sánh, một tàu sân bay lớp Nimitz của Hoa Kỳ trị giá 8,5 tỷ USD trong năm tài khóa 2012.
Tuy nhiên có nhiều nghi ngờ rằng ngay cả Nga cũng không đủ khả năng chế tạo một con tàu như vậy. Lý do chính là sau khi Liên Xô tan rã, Nga đã trở nên thiếu khả năng trong lĩnh vực kỹ thuật.
Việc bán hạm đội từ thời Liên Xô đã không kết thúc sau Varyag. Tàu tuần dương hạng nặng lớp Kiev, phục vụ trong Hải quân Liên Xô và Nga từ năm 1975 đến 1993 phải nghỉ hưu do ngân sách quân sự thấp và bảo dưỡng kém, đã được bán với giá 1,6 triệu USD cho "khách hàng không xác định".
Những người này đã bán lại một lần nữa với giá "hời" 8.2 triệu USD cho Trung Quốc.
Trên thế giới, giá bán tàu sân bay cũ là khoảng 20 triệu đô la. Chẳng hạn như Brazil đã mua Tàu sân bay lớp Clemenceau Foch (Hạ thủy lần đầu năm 1960) từ Pháp với giá 30 triệu USD và phục vụ trong Hải quân Brazil với cái tên mới là Tàu sân bay Sao Paulo.
Tuần dương hạm hạng nặng Minsk lớp Kiev, phục vụ Hải quân Liên Xô và Hải quân Nga từ 1978 đến 1994, cũng gặp phải tình huống tương tự. Năm 1995, Minsk được bán cho phế liệu cho một công ty Hàn Quốc và sau đó được bán lại cho Công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc.
Liêu Ninh có thể xem là thuộc lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nó dài khoảng 304,5 mét, rộng 37 mét. Lượng giãn nước là 58.500 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 32 knot (hay 37 hải lý/giờ).
Năm 2009, tại cơ sở nghiên cứu Hải quân Vũ Hán gần hồ Hoàng Gia phía tây nam Vũ Hán, PLAN đã xây dựng một khu vực huấn luyện, hậu cần và đảo chỉ huy giả theo kích thước thật của Varyag.
Ngày 23/9/2012, tại cảng Đại Liên, tàu Liêu Ninh đã được bàn giao cho hải quân Trung Quốc và ngày 25/9 cùng năm, tàu được ra mắt với sự có mặt tham dự của hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo.
Các cảm biến đã được quan sát gồm Mạng quét điện tử chủ động (AESA) và Sea Eagle radar. Các vũ khí đã quan sát gồm Type 1030 CIWS, và hệ thống tên lửa FL-3000N.
Dù vậy giới quan sát cho rằng Liêu Ninh giống với một bước đi mang tính biểu tượng để mang lại thanh thế cho hải quân Trung Quốc, hơn là một sự thay đổi tức thời về chất của binh chủng này.
Liêu Ninh được xem là biểu tượng trở thành một cường quốc hải quân của Trung Quốc thì máy bay chiến đấu trên tàu sân bay đầu tiên của họ lại chứng minh ngược lại. Đã có ít nhất 3 sự cố lớn liên quan đến việc thử nghiệm các máy bay chiến đấu J-15.