Trung Quốc giao 2 chiếc ‘phượng hoàng bay' Made in China đầu tiên được 'thay ruột', tham vọng dẫn đầu một thị trường đang bùng nổ

Thiên Di |

Đây là một dấu mốc trong chương trình chuyển đổi máy bay phản lực nội địa của Trung Quốc.

Ngày 30/10, Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) đã giao hai chiếc máy bay chở hàng đầu tiên được chuyển đổi từ máy bay chở khách ARJ21. Đây là một dấu mốc trong chương trình chuyển đổi máy bay phản lực nội địa của Trung Quốc.

“Phượng hoàng bay” ARJ21 là máy bay phản lực chuyên đảm trách các lộ trình ngắn và trung bình đầu tiên của Trung Quốc, do COMAC nghiên cứu chế tạo. Ban đầu, máy bay có khoảng 78-97 chỗ ngồi và có thể bay qua cùng núi cao, cao nguyên và có khả năng thích nghi với các điều kiện sân bay khác nhau.

Chiếc máy bay ARJ21 giờ được chuyển đổi thành máy bay chở hàng, với trọng tải tối đa 10 tấn và quãng đường bay là 2.778 km. Hai chiếc máy bay được ưu tiên dùng để vận chuyển hàng hoá, thư tín và chuyển phát nhanh trên các tuyến nội địa và các tuyến quốc tế ngắn.

Trung Quốc giao 2 chiếc ‘phượng hoàng bay Made in China đầu tiên được thay ruột, tham vọng dẫn đầu một thị trường đang bùng nổ  - Ảnh 1.

Chương trình chuyển đổi máy bay chở hàng ARJ21 chính thức được khởi động từ tháng 5 năm 2020. Sau khi trải qua các giai đoạn thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết cũng như chuyển đổi, máy bay đã được Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc phê duyệt đủ điều kiện bay vào tháng 1/2023.

Trung Quốc là thị trường vận chuyển hàng hóa hàng không lớn nhất ở châu Á. Ngành thương mại điện tử và chuyển phát nhanh đang bùng nổ, tạo ra nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao. Vì thế chương trình chuyển đổi máy bay được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu này.

Người trong ngành tin rằng máy bay chở hàng ARJ21 có thể là một lựa chọn mới để khám phá các thị trường hàng hóa chuyên dụng và công suất thấp, cũng như khai thác nhu cầu ở các khu vực cao nguyên.

Tham khảo CGTN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại